• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Trong cuộc chiến phòng chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này, 1 số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân cúng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào ta.Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng con người là trên hết , tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước , đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết 1 lòng,thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của đản và nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ, thủ tướng chính phủ. Mỗi người dân là 1 chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh “Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng địa dịch COvid 19, tổng bí thu, chủ tịch nước Nguyễn Phú TRọng ” Câu 1: Phướng thức biểu đạt chính là gì? Câu 2 : Nội dung chính đoạn trích. Câu 3: Phân tích tác dụng BPTT trong câu văn “ Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng con người là trên hết , tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước , đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết 1 lòng,thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của đản và nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ, thủ tướng chính phủ. ’’ C4: Thông điệp đoạn trích . Tù đó em rút ra bài hco j cho bản thân Mkk cần gấp, hứa vote 5 sao ạ!!

2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua. Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng lên ngào ngạt. Chúng ta mỉm cười và cất tiếng chào thân ái ngày mới với một ai đó bên cạnh mình. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kì ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra. Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Những lời thù hận vẫn hiện lên trên những tờ báo phát hành buổi sáng ở đâu đấy, hiện lên trong giọng nói của chính con người trên một hệ thống phát thanh, hiện lên trong một toà nhà nào đấy vốn tôn nghiêm và hiện lên trong cả ngôi nhà giản dị mà đêm qua chúng ta đã từng thì thào hạnh phúc. Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi mắt con người. Tại sao những khoảnh khắc kì diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh? (Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, theo vietnamnet.vn, ngày 07/09/2010) Câu hỏi: Theo anh/chị nhan đề Cần một ngày hòa giải để yêu thương có liên quan gì đến vấn đề chính được đề cập trong đoạn văn

1 đáp án
16 lượt xem

I.ĐỌC HIỂU “Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở? […] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn các danh nhân trong muôn thuở. Chắc bạn còn nhớ lời của Von – te: Người siêng học lần lần tự khoác cho mình một cái tôn vọng mà chức tước, của cải đều không cho được”. […] Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một tòa đền […]. Ở đây không có hương, không có trầm nhưng có hàng chục, hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách vở nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh?” (Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2003 – Trích theo Ngữ Văn 11 – Tập một – NXB GD 2009, tr 212) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Hãy giải thích cụm từ “thú vui rất thanh nhã” mà người viết sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.” Câu 4 EMcó đồng tình với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê: “sách nào đứng đắn mà chằng là một cuốn kinh?”. Vì sao?

2 đáp án
20 lượt xem