• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc ngữ liệu sau: a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. ... (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) b. ... Miền Trung ơi miền đất phong ba Đất trời ơi sao cứ giằng xéo mãi Hết hạn hán rồi lũ lụt kéo dài Để bao giờ mới được giấc ấm nồng. Ôi đớn đau lòng tan nát cả hồn tôi Thương lắm miền Trung thương cảnh đời bao khó nhọc Thương cho số phận nổi trôi trên biển nước Tiếng kêu thảm khốc giữa biển trời mênh mông Đi tìm người thân đau xé lòng người ơi. ... (Trích bài hát “Miền Trung trong nỗi đau”, tác giả Thế Vũ) Câu 1. (4.0 điểm) Xác định 02 biện pháp tu từ trong hai câu thơ được in đậm của ngữ liệu (a). Nêu tác dụng của 02 biện pháp tu từ đó. Hình ảnh con người đầy sức sống trong lao động luôn là một hình ảnh đẹp. Em cảm nhận như thế nào về khổ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã được trích dẫn ở trên? Câu 2. (2.0 điểm) Lời bài hát ở đoạn ngữ liệu (b) gửi đến chúng ta thông điệp gì? điểm) Từ lời bài hát ở đoạn ngữ liệu (b), em hãy nêu ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống của mỗi con người. Câu 3: (4.0 điểm) Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Chính Hữu, Đồng chí) Giữa hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước, hình ảnh những người lính vẫn hiên ngang , rực sáng giữa bầu trời đất Việt. Điều ấy đã được nhà thơ, người lính Chính Hữu thể hiện trong khổ cuối của bài thơ “Đồng chí”. Em hãy viết đoạn văn thể hiện cảm nhận của em về khổ thơ đó.

1 đáp án
128 lượt xem
1 đáp án
41 lượt xem
1 đáp án
45 lượt xem

“ Đoạn rồi nàng tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm với thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: - Cha Đản lại đến kia kìa! Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách: - Đây này! Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! ( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Chi tiết đặc sắc và đầy kịch tính nhất trong đoạn trích trên là chi tiết nào ? Viết đoạn văn nghị luận khoảng 5 câu nói về ý nghĩa của chi tiết đó

1 đáp án
42 lượt xem

Hai cha con đang đi dạo công viên thì thấy một khóm hoa rất đẹp, thế là người con tiện tay hái một bông và nói: – Cha ơi, tuổi trẻ chúng ta như những đóa hoa này, tràn đầy sức sống. Nhưng khi ta già rồi thì sao hả cha? Người cha nghe xong, liền đến bên quầy bán hàng bên đường và mua một bịch hạt giống, đặt vào tay con. Vốn là người thông minh, người con hiểu ý của cha, nhưng anh vẫn chưa phục: – Nhưng tất cả số trái này đều đã từng là hoa kia mà! Người cha cười: – Đúng thế, tất cả trái đều đã từng là hoa, nhưng không phải tất cả hoa đều có thể trở thành trái! Hoa tuy đẹp đẽ đầy sức sống nhưng sẽ mau chóng rũ cánh phai màu. Chỉ có trái mới có thể giữ lại mầm xanh và tạo ra nhiều hoa đẹp cho đời sau. Vì vậy, thời gian từ tuổi trẻ đi đến tuổi già là thời gian con cần phải trải qua và nỗ lực sao cho đóa hoa tuổi trẻ của con không héo tàn vô ích mà có thể kết thành trái để gieo hạt cho đời sau. a)Tìm 2 câu dẫn trực tiếp. b)Chuyển một trong hai lời dẫn trực tiếp mà em vừa tìm được sang cách dẫn gián tiếp. c)Em có đồng ý với ý kiến"Tuổi trẻ chúng ta như những đóa hoa, tràn đầy sức sống "không,vì sao? d)Từ văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân.

1 đáp án
49 lượt xem