Chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục 1 thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất Kệ theo lời ông hoạ sĩ già nhé

1 câu trả lời

Bài làm

 Để tôi kể cho các bạn nghe về một kẻ được mệnh danh là người cô độc nhất thế gian, là kẻ mà quanh năm suốt tháng sống ở độ cao 2600m, là người chỉ có máy móc làm bạn, chỉ có thiên nhiên làm người thân. Cái người mà tôi muốn kể đấy không ai khác, chính là tôi. Chắc các bạn cũng thắc mắc tại sao tôi lại làm cái gì ở một nơi cao thế. Vậy là các bạn không biết đến nghề công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu rồi. Nói chung công việc này cũng dễ nhưng để làm được thì cần sự kiên trì khá tốt đấy. Giữa cái chốn xung quanh toàn sương mây, toàn là cây cối này, tôi biết tôi cô đơn lắm, tôi thèm lắm cái hơi người đầy nồng đượm. Nên tôi tìm mọi cách để gặp gỡ được những người đến và đi ngang qua đây. Ông trời như nghe được lời tôi, chẳng phụ người cô độc nhất thế gian này, cho tôi một cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng để lại nhiều dư vị tình cảm.

 Nhưng nhắc đến cuộc gặp gỡ ấy, tôi phải cảm ơn bác lái xe nhiều lắm. Nhờ bác mà tôi cũng quen biết nhiều người hơn. Tôi gặp được bác vào một lần giúp đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thật đáng xấu hổ, chỉ vì ước muốn nhỏ nhoi thèm người, được gặp người của mình mà đã chắn đoạn đường của bác. Nhưng thật lạ, bác lại không trách móc tôi ngược lại bác thông cảm cho tôi. Từ đấy về sau, mỗi khi bác có chuyến ngang qua đấy, bác hay dừng xe lên thăm tôi có hôm thì bác mua sách, có hôm thì bác mua những thứ tôi cần cho tôi. Tôi quý bác lắm.

 Hôm ấy, khi tôi đang đào củ tam thất mà tôi phát hiện được trên sườn núi. Thì chợt liếc thấy bóng xe bác đỗ phía xa xa, tôi chạy vội từ trên sườn núi xuống đưa cho bác một gói nhỏ chứa củ tam thất mà tôi mới đào, gửi bác đem về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Tôi hởn hở đến nỗi còn quên rằng bác còn dẫn thêm hai người khách khác. Bác giới thiệu cho tôi rằng đây là một ông họa sĩ và một cô kĩ sư nông nghiệp, cả hai đều là vị khách của bác mới quen trên đường lên đây. Bác còn gợi ý tôi mời khách lên thăm nhà cũng là nơi tôi làm việc. Lúc đấy, cái sự bất ngờ xen lẫn bối rối vì chưa chuẩn bị gì, nên tôi chỉ cho ông họa sĩ và cô kĩ sư đường lên nhà tôi sau đấy tôi vội vã xin về trước để pha chè đón khách. Chè nước đã xong, tôi tiện ra vườn hái một ít hoa.Trong những tháng ngày nhàm chán đấy, tôi cũng tự tìm thú vui cho riêng mình. Vì là người rất yêu thiên nhiên, thích hoa lá, nên tôi tự tay trồng khá nhiều loại cây hoa: hoa dơn, hoa thược dược, hoa xanh, đỏ, tìm, vàng,… tổ ong cũng có. Cũng không nhiều nhưng cũng đủ làm cuộc sống cô độc của tôi trên này thêm rực rỡ, cũng đủ làm nức lòng khách phương xa. Đối với những cô gái thì đó cũng là một điều tuyệt vời, cô kĩ sư cũng vậy. Khi mới bước lên đây cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy cũng là cô gái đầu tiên từ tận Hà Nội lên thăm nhà tôi nên chẳng tiếc gì mà tôi không tặng cô ấy một bó hoa thật lớn.

 Nói thật rất hiếm khi tôi có được cuộc gặp gỡ như thế này, nhưng đáng tiếc thay bác lái xe chỉ cho chúng tôi ba mươi phút, sau đó sẽ quay lại tiếp tục cuộc hành trình. Bởi vậy từng phút giây trôi qua khi ấy thật quý giá mà tôi không thể bỏ lỡ được. Tôi đành chấm dứt tiết mục hái hoa, xin ông và cô năm phút để kể về cuộc sống và công việc của mình, hai mươi phút thì vào nhà uống chè để được nghe về chuyện dưới xuôi. Thật lòng tôi rất muốn biết tình hình dưới xuôi bây giờ ra sao, kinh tế, con người ra sao, có gì đổi mới. Nhưng trước hết tôi bắt đầu kể về công việc của mình trên này. Công việc của tôi thì cũng chỉ quanh mấy chiếc máy phía ngoài vườn, những cái máy này thì hầu hết các trạm khí tượng đều có. Nhiệm vụ của tôi ở đây chỉ là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu, phục vụ bà con. Vừa nói tôi vừa giới thiệu cho ông và cô nghe từng loại máy. Nào là thùng đo mưa, mưa xong đổ nước ra cốc li phân rồi đo. Nào là máy nhật quang kí, để ánh mặt trời xuyên qua kính, đốt các mảnh giấy, theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió, nhưng đôi lúc ban đêm tôi nhìn gió lay lá, nhìn trời thấy sao khuất, sao nào sáng, thì cũng có thể đoán được mây, tính được gió. Tôi giới thiệu với hai người họ về tất cả máy móc làm việc thường ngày của tôi. Tôi lấy số liệu từ chúng sau đó báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Những cái bản báo ấy những người trong nghành hay cả tôi gọi là “ốp”. Công việc thì cũng dễ, quan trọng là chính xác thôi. Nhưng cái khổ nhất ở đây thì là thời tiết, mấy hôm mùa đông, một giờ sáng cố lết ra vườn ghi và báo về. Rét. Cái lặng im, mưa tuyết, gió như những nhát chổi lớn quét đi tất cả. Lúc ấy tôi đã thấm hiểu được cảm giác của cô bé bán diêm là như thế nào. Xong việc trở vào, không tài nào ngủ được, đành ngồi bên ô cửa sổ phủ một chút tuyết mà đọc sách.

 Đang nói đến đây, tôi chợt dừng lại. Có thứ gì đó đè nén tôi lại, một cảm giác nghẹn ngào đến khó tả. Ngẩng mặt, thấy cô gái ôm nguyên bó hóa trong tay, chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ lại giục tôi:

  • Anh kể tiếp đi.

 Tôi sợ không thể kiềm được cảm xúc không muốn ai thấy kia, tôi đành “đánh trống lảng” vui vẻ bảo:

  • Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

 Căn nhà be bé, ba gian với chiếc giường, bàn làm việc, thêm cái giá sách, và một số vật dụng khác cho công việc. Có lẽ từng đấy cũng quá đủ với tôi rồi. Cô gái ngồi trên chiếc bàn con, lật xem những tấm bài sách, nhưng tay vẫn ôm bó hoa. Tôi rót chén chè mời ông bác, lén bưng chén con đến trước cô gái. Ông họa sĩ có vẻ thích thú, tự tay rót thêm chén nữa. Ông hứa với tôi sẽ quay lại và kể tôi nghe chuyện dưới xuôi. Ông hứa bằng danh dự đấy. Còn giờ ông muốn tôi giải thích về cụm từ “cô độc nhất thế gian”. Tôi nghĩ đây chỉ là cách ông bác lái xe gọi tôi thôi, chứ nói thật người anh bạn trên trạm Phan-xi-păng kia sống ở độ cao gần gấp đôi nơi tôi ở bây giờ mới một mình hơn tôi. Dù nói thế nhưng tôi biết tôi cũng cô đơn, nhưng còn có công việc cũng chẳng thể gọi là cô đơn được. Nhưng cái “thèm” người thì đúng thật. Đôi lúc tôi tự hỏi mình, mình sinh ra ở đâu? Vì ai mà làm việc? Xong tôi lại kể cho hai bố con họ về chuyện hai bố con tôi cùng viết đơn đi lính. Kết quả thì bố một, cháu không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi trên Sa Pa. Tôi mà không ở đấy. Các chú ấy lại phải cử một chú khác lên tận đây. Các chú ấy còn bảo nhờ tôi phát hiện được một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy ấy, năm ấy ấy ấy, không quân của ta hạ được bao nhiêu phản lục Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Với tôi điều đấy thật tuyệt, thật hạnh phúc vì công việc của tôi lại có ích đến vậy. Có một chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi lắc “Một-một nhé!”. Thật tôi còn thua bố tôi nhiều lắm.  

 Tôi đang kể, chợt nhìn ông họa sĩ tay hí hoáy vào cuốn sổ tì trên đầu gối. Sơ vô lễ nên tôi vẫn ngồi yên cho ông vẽ. Mặc dù bác vẽ tôi nhưng tôi cho mình là chưa xứng đáng được ở trên bức tranh của bác. Còn nhiều người ở bên ngoài kia còn xứng đáng hơn tôi nhiều. Tôi nói:

  • Để cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn, xịn hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời thật đẹp. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì đỉnh của đỉnh bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

 Đâu cũng vậy, đâu cũng có nhưng người vì người vì đồng bào, vì tổ quốc àm hi sinh thầm lặng. Có những người cống hiến hết mình ở chốn lạnh lẽo, hoang vu để giúp đỡ xây dựng đất nước. Nói đến đó, chỉ trong thoáng chốc thôi, một nét đượm buồn băn khoan in trên khuôn mặt ông họa sĩ đang đi từng nét bút vẽ tôi.

 Ông họa sĩ là thế, còn về cô kĩ sư. Cũng đã lâu tôi chưa nói chuyện với con gái bao giờ, nên thật khó để hiểu được người đang ngồi trên chiếc ghế cầm cuốn sách kia đang nghĩ gì. Dù không đoán được, nhưng tôi khá chắc rằng ấn tượng của cô ấy về nơi này hay là về câu chuyện của tôi sẽ thật khó để tả. Như cô ấy muốn lưu lại chút gì đó ở nơi đây, cô cố tình kẹp chiếc khăn tay lại giữa cuốn sách rồi gửi lại cho tôi. Nhưng thật bất lịch sự khi biết mà vẫn giữ lại, suy nghĩ chốc lát tôi gào lên:

  • Ô! Cô quên chiếc mùi soa đây này!

 Tôi cuôn tròn lại rồi trả cô ấy. Cô ấy đỏ mặt, ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn và vội quay đi. Lúc đấy thì tôi không hiểu sao nữa nhưng giờ thì chắc tôi cũng hiểu đucợ chút rồi. Thời gian cũng đã hết, cuộc vui nào rồi cũng kết thúc, tôi tiễn hai người ra trước cửa nhà. Ông họa sĩ chụp lấy tay tôi lắc mạnh:

  • Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.

 Cô gái nắm tay tôi nói nhẹ:

  • Chào anh.

 Như có thứ tình cảm gì đó hàm chứa trong đó, một thứ cảm xúc dâng trào trong tôi và có lẽ là cả trong chính cô ấy. Sau tôi vội lấy lán trứng, đưa cho ông họa sĩ:

  • Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

 Cái cảm giác chia ly ấy thật khiến làm người ta sợ hãi, sợ khi phải nói hai chữ “tạm biệt”, sợ cái cô đơn bao ngày lại quay lại. Tôi sợ lắm. Tôi vào trong nhà hướng ra ngoài, ngắm nhìn mãi bóng chiếc xe đến lúc nó không còn trong tầm mắt tôi nữa.

 Đó là toàn bộ câu chuyện của tôi, câu chuyện về buổi gặp gỡ hiếm có của tôi. Cũng như ông và cô, cái ấn tượng về buổi gặp gỡ ngày hôm đấy thật khó phai. Có một câu hỏi mà chắc những người gặp tôi đều nghĩ, tại sao tôi lại để phí tuổi trẻ của mình như vậy? Với tôi, được đóng góp một phần dù rất nhỏ bé thôi cho quê hương, cho đất nước, được ngắm nhìn tổ quốc mình ngày một đi lên, phát triền thịnh vượng hơn. Chỉ thế thôi đã khiến tôi hạnh phúc rồi, niềm hạnh phúc ấy đã đánh bay sự cô đơn, nỗi buồn bã trong tôi. Mong sao thế hệ sau này sẽ có những con người không quản khó khăn, thay tôi gánh vác công việc trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước