“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của đoạn trích. Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
2 câu trả lời
Câu 1: Đạo trích trên trích trong tác phẩm "Bàn về đọc sách" - Chu Quang Tiềm
ND của đoạn trích trên nói về tầm quan trọng của phương pháp đọc sachs
Câu 2: Tác giả đã khuyên chúng ta rằng "đọc ít, đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm thì sẽ đọc sách có hiệu quả"
=>Như vậy mới thu được phần tinh túy, cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của người viết (Phần này bạn có thể thêm vô hoặc không)
Câu 1.
- Xuất xứ của đoạn trích trên: đoạn trích được rút ra từ văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm
- Nội dung chính của đoạn trích: bàn về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
Câu 2.
- Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên về việc đọc sách:
+ chọn sách cho tinh, đọc cho kỹ
+ không đọc lướt mà nên vừa đọc vừa suy ngẫm, trầm ngâm tích lũy