lập dàn ý chi tiết cho phần phân tích ông Sáu và bé Thu
2 câu trả lời
I. Mở bài:
– Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu.
– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng. ( hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá,… )
→ Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rắn rỏi của cô bé.
– Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:
+ Nó bỗng kêu thét lên “ba” – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.
+ Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba tới tấp ( hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết sẹo ), dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run. Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi.
2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con.
– Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.
– Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con.
→ Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết.
– Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.
– Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.
III. Kết bài:
– Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng hơn trong những cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh tàn khốc.
cho mình 5 sao và ctlhn nha
I, Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật bé Thu
1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được đánh là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng và vô cùng đặc sắc.
– Tác phẩm với nhân vật chính là bé Thu – đây là một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình thieus vắng đi bóng người cha.
2) Thân bài:
– Luận điểm 1: Nhân vật bé thu trong những ngày đầu gặp cha
Khi bé Thu lúc mới gặp cha
– Bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác và thật lạ lùng.
– Mặt bé Thu như tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
>>> Thông qua đây ta nhận thấy được một sự hồn nhiên ngây thơ và cũng ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.
Những ngày ông Sáu ở nhà
– Khi mà anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
– Bé Thu nhất định không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.
– Bé Thu cũng không chịu gọi ba vào ăn cơm, lúc thấy má giận nó chỉ nói trổng.
– Khi mà bé Thu nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, bé Thu lại tiếp tục nói trổng.
– Khi mà được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng nó la lại hất ra, và tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.
=> Tất cả dường như cũng đã lại hể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.
Khi bé thu đã nhận ra cha mình
– Khi mà bé Thu cũng đã nhận ra tình cảm của người ba, và trong lòng vô cùng ân hận.
– Bé Thu cũng không còn bướng bĩnh, lạnh lùng.
– Bé Thun hôn khắp người, đặc biệt là hôn vào cả vết thẹp của cha nữa ôm chặt không cho cha đi.
=> Lòng thương cha vô bờ bến và bé Thu cũng biết hối hận về những gì mình đã làm.
3) Kết bài
– Nhân vật bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng thì cũng cứ vẫn là một cô bé rất yêu thương cha biết bao nhiêu.
Chính bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc và độc đáo thì tác giả Nguyễn Quang Sáng cũng đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.
II, Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật ông sáu
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
– Giới thiệu về nhân vật ông Sáu.
2. Thân bài phân tích nhân vật ông Sáu
Tâm trạng của ông Sáu
– Khi ông Sáu đi bộ đội, con gái vẫn còn rất nhỏ. Lúc về thì con bé mới có tám tuổi. Những ngày đi bộ đội, ông Sáu chỉ mong mỏi được trở về gặp vợ con.
– Khi bé Thu không nhận ra mình, ông Sáu vô cùng đau khổ và thất vọng. Đã có lúc ông Sáu trở nên cáu gắt.
– Sau khi đánh con, ông Sáu vô cùng hối hận.
– Mong mỏi lớn nhất của ông Sáu là được nghe con gọi một tiếng ba.
– Trước lúc lên đường, được nghe con gọi một tiếng ba khiến ông Sáu cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
– Ông Sáu dành hết cả tình yêu cho người con thông qua chiếc lược ngà.
Cảm nhận về nhân vật ông Sáu
– Ông Sáu có tính cách giản dị và tình yêu của ông dành cho con khiến người ta cảm động.
– Ông Sáu khiến người đọc thổn thức vì tình phụ tử sâu sắc.
– Yêu gia đình nhưng ông Sáu không quên nhiệm vụ với Tổ quốc.
Nghệ thuật
– Đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ, nhà văn đã giúp ông Sáu bộc lộ được nội tâm nhân vật.
– Tác giả đã thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình với miêu tả tâm lý sâu sắc.
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu.
kham khảo nha