1 câu trả lời
Bài làm:
Con người chúng ta lớn lên trong những lời hát ru của mẹ hiền, trong đó những câu hát ru quen thuộc em được nghe là:
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
Đụng phải chà và, cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Đụng phải ông Tây cồ cõng mẹ chạy ra.
Hay;
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
Đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra.
Lúc ấy em vẫn còn nhỏ nên khi nghe những lời ru ấy chỉ biết là buồn ngủ và đánh một giấc dài. Nhưng từ khi có hiểu biết em cảm thấy kì lạ rằng ông Vân Tiên nàng là ai mà suốt ngày cứ cõng mẹ chạy ra, chạy vô hoài? Nhiều lúc thắc mắc em hỏi mẹ, mẹ lại nói: Đây là những câu thơ bà ngoại hát cho mẹ nghe, bây giờ mẹ hát lại cho con chứ mẹ cũng không rõ. Muốn biết thì con cố mà lớn sau này thế nào cũng sẽ học về ông ấy. Bẵng đi một thời gian dài em quên mất về “ông cõng mẹ” thì năm học lớp 9 đây em đã được học truyện Lục Vân Tiên cụ thể là ở đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu, nhờ đó em đã rõ và biết Vân Tiên là ai rồi.
Lục Vân Tiên quê quán ở huyện Đông Thành, từ nhỏ đã được cha mẹ gửi cho lên núi học thầy để sau ngày có dịp làm rạng công danh. Ít lâu nhận tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên xin thầy xuống núi để ứng thi, thầy chàng ưng thuận. Trên đường xuống núi chàng ghé qua nhà cha mẹ đang đi đường thì thấy người dân tán loạn mà chạy, chàng ngạc nhiên hỏi chuyện thì biết bọn cướp mà tên tướng cướp là Phong Lai đang hoành hành áp bức dân làng, thấy chuyện bất bình chàng không làm ngơ mà bẻ một nhánh cây bên đường làm gậy rồi xuất hiện cách oai phong lẫm liệt lao vào tả xung hữu đột một mình đánh tan bọn cướp hệt như Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Sau chàng tiến đến xe ngựa phía trước nghe tiếng khóc thì hỏi mới biết bên trong có hai nàng, một nàng là tiểu thư tri phủ huyện Hà Khê – Nàng Kiều Nguyệt Nga và tì nữ của nàng Kim Liên. Nguyệt Nga khi biết chàng đã đánh tan bọn cướp thì cảm kích vô cùng muốn ra lạy tạ nhưng vì Vân Tiên hữu lễ nên chối từ, lúc Nguyệt Nga ngỏ ý muốn chàng theo nàng về Hà Khê để đền đáp ân tình thì Vân Tiên lại từ chối, nêu lên suy nghĩ làm người thấy bất bình ra tương trợ là chuyện thường vốn không tưởng đến báo đáp hậu hĩnh, sau đó chàng tiếp tục lên đường. Còn nàng Nguyệt Nga từ lúc ấy nàng cảm ân đức Vân Tiên tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Qua đó em thấy được một chàng Lục Vân Tiên tài giỏi, đối mặt trước hiểm nguy mà không sợ hãi, không chùng bước sẵn sàng một mình đánh tan bọn ác bá bằng võ nghệ cũng như khí thế ngút trời của mình.
Cũng từ ấy dân gian ta có câu “Anh hùng cứu mĩ nhân”, không ít lần em ra ngoài đường thấy những người đứng lên giúp kẻ yếu trước việc bất bình liền bị hỏi lại “Muốn làm Lục Vân Tiên à?”. Ta thấy được Lục Vân Tiên là một anh chàng hành hiệp trường nghĩa, ngoài ý ham học, hiếu thảo lại giúp người mà không màng đến báo đáp phía sau, cũng là người biết lễ nghi, chừng mực.
@Hongphucnguyen