• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đời người không ai là không phạm sai lầm cả, quan trọng hơn là biết sửa sai. Thế nhưng với tôi khi mắc sai lầm đã không cách nào cứu vớt được, chỉ còn lại sự đau buồn, ân hận, xót thương về những điều đã xảy ra vài năm trước đây...Tôi - Trương Sinh sinh và lớn lên trên mảnh đất Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà. Đến tuổi cập kê mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết. Tôi mừng lắm bởi gia cảnh nhà mình cũng bình thường, mẹ góa con côi, tôi được cái ngoan ngoãn chịu khó làm ăn nhưng cũng không phải con quan chức, địa chủ gì vậy mà nàng lại chịu lấy tôi. Tôi rất yêu vợ, cũng vì yêu nhiều nên đôi khi tôi hay ghen tuông bóng gió. Đó là một thói xấu nhưng vì quá yêu nàng nên tôi không kiềm chế được cảm xúc nóng nảy mối khi có người đàn ông nào muốn tiếp cận hay đến gần Vũ nương. Gia đình nhỏ bé của tôi nay lại thêm được Vũ nương đảm đang chăm sóc, vun vén mà tôi có cảm giác thật hạnh phúc, yên bình. Chắc đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời tôi. Mẹ tôi đã già yếu, bà thương con dâu như chính con ruột của mình, nàng cũng hết mực hiếu thảo với bà. Tìm câu chỉ độc thoại độc thoại nội tâm nghị luận

1 đáp án
10 lượt xem

ĐỌC HIỂU SỐ 17 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe theo những đại lộ hay những ngõ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một người họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó (…) Chiếc phong bì nào cũng chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người (…) Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe đi qua, đem theo một cái túi nặng đựng đầy thư, này này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập lòng tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng (Trích Cha thân yêu của con, theo Những bức thư đoạn giải UPU) Phần 1: Đọc hiểu văn bản 1. Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? 2. Người con có thái độ ra sao với công việc của cha mình? 3. Câu văn cuối sử dụng nghệ thuật gì? Phân tích hiệu quả nghệ thuật? 4. Từ tình cảm của người con dành cho cha trong văn bản, em có suy nghĩ gì về những công việc lao động trong xã hội hiện nay?

1 đáp án
15 lượt xem

1.Câu 21: Đoạn văn sau người viết đã sử dụng cách dẫn nào ? Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, https://tuoitre.vn). A. Dẫn trực tiếp B. Dẫn Gián tiếp C. Phối hợp cả hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp D. Cả A và B sai. 2.Câu 14: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng, viết về chủ đề nào ? A. Về sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. B. Về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất. C. Về quyền được bảo vệ của trẻ em trên thế giới. D. Về tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại kinh nghiệm sống cho thế hệ nối tiếp. 3.Câu 16: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Thúy Kiều được miêu tả là một cô gái như thế nào? A. Là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc sảo, mặn mà. B. Là người có vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu C. Là người có vẻ đẹp trong sáng, lanh lợi, sắc sảo hơn người. D. Là một người có vẻ đẹp về tài, sắc và tâm hồn. 4.Câu 22: Đoạn văn sau, người viết đã sử dụng cách dẫn nào? Tình nhân ái là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Ông bà, cha mẹ vẫn luôn nhắc nhở con cháu biết yêu thương mọi người như yêu thương chính bản thân mình, phải biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ bà con đồng bào, biết nường cơm sẻ áo, nhất là những lúc gặp thiên tai, địch họa, hoạn nạn. (Nguồn: Internet) A. Dẫn trực tiếp B. Dẫn Gián tiếp C. Phối hợp cả hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp D. Cả A và B sai. A. Vẻ đẹp của đôi mắt. B. Vẻ đẹp của làn da. C. Vẻ đẹp của mái tóc. D. Vẻ đẹp của dáng đi. 6.Câu 12: Nhận xét nào không đúng với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? A. Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp B. Truyện kết hợp với các yếu tố trữ tình, tự sự và bình luận C. Truyện khẳng định vẻ đẹp cuả người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. D. Truyện xây dựng được tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp. 7.Câu 28: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng D. Phương châm cách thức 9.Câu 19: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào? A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường 10.Câu 6: Việc lặp lại 4 lần cụm từ Buồn trông ở 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có tác dụng: A. Nhấn mạnh nỗi buồn của Kiều phải ở đây một mình. B. Nhấn mạnh nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ của Kiều. C. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên, tâm trạng nhớ nhà của Kiều. D. Nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn, sợ hãi của Kiều. 11.Câu 2: Hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện “ Chiếc lược ngà” có ý nghĩa như thế nào? (hiểu) A. Là cầu nối của tình cảm cha con B. Là biểu tượng của tình cha con bất tử C. Là kỉ vật người cha để lại cho con D. Cả 3 đáp án trê

1 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem

Đọc hiểu: Các em thấy không? Theo cái lí lẽ bình thường thì khi điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất. Nhưng đất nước mình đã không làm như vậy! Ngoại trừ một số rất ít người thừa nước đục thả câu, tích trữ và nâng giá khẩu trang để trục lợi, thì còn lại là tất cả những người có trách nhiệm đang làm những việc rất nhân văn mà không có bất cứ công dân của một quốc gia nào làm được. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ra tuyên bố: “chống dịch như chống giặc”, kèm theo một lời hiệu lệnh: “Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau”, để từ đó, chúng ta đã viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình. Chúng ta đã đón 950 công dân trở về rồi chăm sóc tập trung trong các doanh trại để thực hiện cách ly và theo dõi với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất chu đáo. Rất nhiều những chiến sỹ phải vào rừng ở với thái độ rất vui vẻ và tự nguyện để nhường doanh trại của mình cho đồng bào mới về từ vùng dịch. CÂU1: PTBD CHÍNH CỦA ĐOẠN TRÍCH? CÂU2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐOẠN TRÍCH LÀ GÌ? CÂU3:CHỈ RA VÀ PHÂN TÍCH TÁC DỤNG CỦA 1 BPTT TRONG CÂU VĂN SAU:" Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau, để từ đó, chúng ta đã viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình." VÀ NÊU THÁI ĐỘ TÁC GIẢ? CÂU4: EM HIỂU THẾ NÀO VỀ Ý NGHĨA CÂU NÓI: " Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau"

1 đáp án
16 lượt xem