• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
15 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem
1 đáp án
13 lượt xem

“Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu...Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” (Trích “Làng” - Kim Lân) Câu 1: Tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của tình huống truyện là gì? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? Câu 2: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? Câu 3: Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? Câu 4: Đoạn văn “Nhìn lũ con...bằng ấy tuổi đầu” có sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ ấy?

1 đáp án
12 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đó là Lâm Thành Vĩ, cậu học trò lớp 12 chuyên toán Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang. 3 năm liền Vĩ đều là học sinh giỏi. Điều đặc biệt là Vĩ giỏi đều các môn. Khỏi phải nói học bạ của cậu là những “cơn mưa điểm 9, 10”. Kết quả học tập năm lớp 12 của Vĩ là 9.8. Trong đó, toán 10, hóa 9.9, sinh 10, văn 9.1, Anh văn 9.7. Vĩ còn đoạt giải nhất môn toán kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Từ năm lớp 10, Vĩ đã chủ động xin ba mẹ cho đi làm thêm ở một quán cà phê. Vì xót con, nên mẹ Vĩ ngăn cản, sợ con đi làm bị chủ la nếu làm việc không tốt, rồi gặp những tình huống không hay khác. Tuy nhiên, Vĩ cho biết: “Lên lớp 10, em thấy mình có nhiều thời gian rảnh quá, em nghĩ mình nên đi làm thêm để trải nghiệm, và để có được một khoản tiền nho nhỏ mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin ba mẹ”. Tuy nhiên, theo Vĩ, tinh thần tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để bớt đi gánh nặng cho ba mẹ. (Cậu học trò siêu toán đi làm bồi bàn, Mỹ Quyên, báo Thanh Niên ngày 25/05/2018) a. Nêu nội dung của văn bản trên ? b. Em hãy tìm một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản. c. Em có đồng ý với quan niệm : “Tinh thần tự lập trong mỗi người rất quan trọng” được đề cập trong văn bản không? Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu trả lời cho ý kiến trên.

1 đáp án
13 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Những ngày qua, hình ảnh nhiều đôi bàn tay “kì lạ” đã được cộng đồng truyền nhau. Có một nữ sinh viên y khoa xinh đẹp, chụp và đăng hai bức ảnh “trước và sau”. Trước kia, bàn tay ấy trắng xinh, thon thả, nuột nà và rất “điệu đà” với những móng tay sơn màu hồng cánh sen ngọt ngào. Bây giờ, những chiếc móng tay cắt cụt ngủn trên một bàn tay sần sùi, bủng beo, đầu ngón tay móp méo. Và còn hàng ngàn đôi bàn tay mà chúng ta không thể thấy vì không xuất hiện trên mạng xã hội, những đôi bàn tay mà đến chủ nhân của chúng cũng dường không nhận ra đó là tay mình. Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác. Những bàn tay ấy đã trải qua những gì? Đó là những ngày dài liên tục thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm suốt ngày, xuyên đêm cho hàng ngàn người, đặc biệt trong các khu phong tỏa. Đó là những ca cấp cứu đến liên tục với cảm giác dường như bất lực. Đó là những khoảnh khắc tháo găng tay, mỏi rời, đau buốt vì da tay bị bào mòn tiếp xúc với nước sát trùng. Lấy tay ra khỏi găng tay, đến chiếc điện thoại còn không nhận ra vân tay chủ nhân của nó. Nhưng, những đôi bàn tay chỉ là khởi đầu của câu chuyện. Chịu đựng sự vất vả và hy sinh không chỉ có những đôi bàn tay. Giữa những ngày hè nóng bức, ở Bắc Giang, Hà Nội, Sài Gòn... có biết bao y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên khoác lên mình bộ đồ bảo hộ để làm nhiệm vụ. Suốt một ngày dài, những bộ đồ bảo hộ sũng nước, dán chặt vào cơ thể. Ngâm trong mồ hôi nhiều giờ liên tục, hậu quả là những bàn chân sưng phồng, tróc lở, những vùng da mẩn ngứa, viêm loét, dị ứng, đỏ rực. Những bàn tay nhăn nheo ấy chính là những “bàn tay vàng” cứu bao sinh mạng, rất đẹp đẽ, đáng trân trọng. Xin hãy tri ân họ, bằng trái tim và bằng hành động tích cực của mình”. ( Báo Pháp Luật ngày 1/8/2021 trích Chuyện kể từ đôi bàn tay ) a/ Cho biết nội dung đoạn trích ? b/ Xác định 1 phép tu từ trong đoạn 3 và cho biết tác dụng ? c/ Viết từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh những đôi bàn tay được miêu tả “Nó không chỉ sưng phồng, móp méo, tím đỏ vì đeo găng tay cao su bó sát trong nhiều giờ liên tục. Nó còn mỏi nhừ, đau đớn, đôi khi mất cả cảm giác.” (

2 đáp án
13 lượt xem

Bóng nàng ẩn hiện trên sông, nói lời tạ từ tôi và con, rồi nàng biến mất.... Tôi tha thiết gọi tên nàng để níu kéo nhưng nàng đã vĩnh viễn biến mất, vĩnh viễn rời xa cha con tôi. Tất cả cũng chỉ tại tính ghen tuông mù quáng, mà giờ tôi đã mất người vợ thảo hiền, nết na. Tôi vốn quê ở Nam Xương, nhà giàu có nhưng tôi lại ham chơi hơn ham học, nên vừa ngoài hai mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, bởi vậy gia đìn h tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn. Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình Tìm yếu tố độc thoại độc thoại nội tâm nghị luận

1 đáp án
10 lượt xem