Viết đoạn văn nêu lên cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa. (đừng có chép mạng nha làm ơn đấy)
1 câu trả lời
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ "Bếp lửa" được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, đã thể hiện tình cảm bà cháu tha thiết qua những dòng hồi tưởng của tác giả chân thành và cảm động. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ ba của bài "Tám năm ròng...cánh đồng xa". "Tám năm ròng" trong căn nhà đơn sơ vắng vẻ chỉ có bà và cháu cặm cụi bên nhau vì "mẹ cùng cha công tác bận không về?". Trong tám năm ấy, cháu đã lớn dần và đã biết cùng bà nhóm lửa. Mỗi khi nhóm bếp, cháu càng thấm thía nỗi cực nhọc, cơ hàn của bà nên tự đáy lòng của mình đã thốt lên "nghĩ thương bà khó nhọc". Và trong cái khói bếp chập chờn ấy, người bà hiện ra qua những hành động, việc làm cụ thể. Ngày ngày, bên bếp lửa hồng, bà kể cho cháu nghe những câu chuyện đời thường về gia đình, quê hương thật ấm áp. Bà còn bảo ban, dạy dỗ cháu những đạo lí ở đời: sống phải biết yêu thương, biết kính trên nhường dưới. Đặc biệt, bà còn "chăm cháu học". Bên cạnh hình ảnh bếp lửa của tình bà cháu, trong kí ức của đứa nhỏ còn vẹn nguyên "tiếng chim tu hú". Ai cũng biết tu hú là loài chim không tự làm tổ được, thường sống nay đây mai đó. Thương con tu hú bất hạnh bao nhiêu, Bằng việt càng thấy hạnh phúc bấy nhiêu: trong cảnh cha mẹ vắng nhà vẫn còn có bà lo toan chăm sóc. Thật vậy, bài thơ đã làm sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương giữa bà và cháu vô cùng đẹp đẽ, thầm cảm ơn tác giả đã dệt nên những vần thơ hay đến thế này.
Gửi tus ω_ω
Ko chép mạng ( uy tín)