• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem
1 đáp án
30 lượt xem

“Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. […] Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên. Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.” (Theo Hồng Diễm, Ngữ văn 7, tập 2) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và cho biết trong đoạn trích trên tác giả đã chỉ ra những cách ứng xử nào khi phạm sai lầm 2. Hãy ghi lại một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

2 đáp án
20 lượt xem

Bạn nào rảnh ghi ra giấy cho mình với :> Khi được hỏi về đồ dùng học tập nào không thể thiếu với mỗi học sinh khi đến trường thì bạn sẽ nghĩ đến vật dụng nào? Sách, vở, thước, tẩy hay cặp...? Có thể sẽ có nhiều đáp án hiện lên trong đầu bạn nhưng chắc hẳn rằng trong đấy không thể thiếu cây bút. Nếu không có cây bút thì chúng ta khó có thể ghi chép lại các kiến thức được giảng dạy trên lớp và tiếp thu chúng một các dễ dàng, hiệu quả. Và dù xã hội ngày càng phát triển thì cây bút bi vẫn luôn là một đồ dùng học tập không thể thiếu. Nhắc tới các loại bút biết, chúng ta có thể kể đến bút chì, bút mực,… Nhưng với sự ra đời của bút bi, một cuộc cách mạng đã bùng nổ và có sức lan tỏa rộng khắp. Ngày nảy bút bi được xem là công cụ dùng để viết phổ biến nhất. Vào năm 1888, một người Mỹ đã xin cấp bằng sáng chế bút bi trên thế giới lần đầu tiên. Tuy nhiên lúc đó, bút bi vẫn chưa thực sự được chú ý. Năm 1938, László Bíró - một biên tập viên người Hungary - đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo có thể khô rất nhanh để giảm thiểu một số hạn chế của bút mực như mực lâu khô, tốn thời gian tiếp mực, đầu bút quá nhọn,... Năm 1945, “cuộc đời” cây bút bi như được bước sang trang mới nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất, nó được cải tiến rất nhiều về kiểu dáng để thuận tiện cho việc viết hơn và bắt đầu được bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi đã dần dần có vị thế trên thị trường bút châu Âu rồi lan rộng ra toàn thế giới. Chiếc bút bi ngày nay tuy có khác về hình dáng nhưng về cấu tạo vẫn cơ bản giống nhau. Ruột của một cái bút bi bao gồm một ống mực đặc, một đầu của nó có gắn một viên bi rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, khác với bút máy – thường phải đợi lâu để mực khô hết, tránh làm rây mực ra vở. Theo sự trôi chảy của thời gian, nhiều loại màu mực khác nhau đã được chế tạo ra như: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có hình dáng, màu sắc rất đa dạng, phong phú. Chúng thường được thiết kế vô cùng ấn tượng để tạo sự thu hút đối với người sử dụng. Bút bi thường có đầu bấm để đầu bị rụt vào bên trong vỏ, ngoài ra cũng có loại bút hoặc sử dụng nắp để đậy đầu bị tránh làm khô mực. Nhắc đến bút bi thì không thể không nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các ký tự: ghi bài học trên lớp, sáng tác những vần thơ áng văn, ghi lại nội dung của cuộc họp,... hay đơn giản chỉ là ghi chú một số thông tin, chi tiết nhỏ cần lưu ý. Ngày nay, cùng với sự phát triển của truyền thông, bút bi đã trở thành một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong việc quảng cáo. Bút bi thường được phát tặng miễn phí như là một hình thức quảng cáo. Khi đó tên công ty, sản phẩm sẽ được in trên thân bút khiến người tiêu dùng có ấn tượng hơn về những hàng hóa, dịch vụ của của nhà sản xuất. Những năm gần đây, bút bi cũng là một phương tiện để cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Nó có thể được dùng để vẽ nên những bức tranh vô cùng ấn tượng. Không những vậy, nhiều người còn tự xăm bằng bút bi - dùng bút bi để vẽ hình lên người họ. Tuy có rất nhiều tác dụng trong thực tế nhưng trên thị trường, một chiếc bút bi lại thường có giá rất rẻ, chỉ khoảng hai đến ba nghìn đồng. Chính bởi sự gọn nhẹ, tiện ích và kinh tế đặc biệt như vậy nên chúng ta có thể thấy sự hiện diện của bút bi khắp mọi nơi. Một cách dễ dàng để bảo vệ người bạn nhỏ là đậy nắp hoặc bấm nút để bị rụt vào trong khi viết xong. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng tránh để bút rơi bởi khi đó, thân bút có thể bị gãy; đặc biệt hơn là chú ý tránh để đầu bị đập xuống đất khi rơi - khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, mực không ra được nữa. Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng bất cứ ai có khả năng viết chữ đều đã từng sử dụng bút bi ít nhất một lần trong đời. Tiện lợi, mang tính kinh tế và vô cùng đơn giản trong việc bảo dưỡng, sự ra đời bút bi chính là một cuộc cách mạng ngoạn mục trong cách viết của con người.

1 đáp án
11 lượt xem

Mọi người giúp em câu sau với ạ, em cảm ơn! Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. “Làm sao có thể thực hiện được ước vọng?” Tranh luận hoài hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo: - Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng! Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói: - Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó. Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng phấn khởi nói: - Cháu đem hạt giống xuống đất mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón phân diệt cỏ… tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng. Cụ già nghe xong mừng rỡ nói: - Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi! (Theo Quà tặng cuộc sống truyện 186.com) a. Cho biết thông điệp được gợi ra từ câu chuyện trên? (1 điểm) b. Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn. (1 điểm) c. Từ ý nghĩa câu chuyện trên, em hãy viết vài câu văn (khoảng 3 - 5 câu) trình bày giá trị của ước mơ đối với đời sống của mỗi người. (1 điể

2 đáp án
13 lượt xem