Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Từ khổ thơ trên hãy nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong cuộc sống hiện nay
2 câu trả lời
Khổ thơ với ba câu thơ chứa chan vô vàn xúc cảm. Nhà văn Bằng Việt đã bày tỏ một tình cảm trực tiếp qua lời thơ của mình. Điệp từ “rồi” trong câu cho ta thấy vòng tuần hoàn lặp lại của công việc quen thuộc, nghĩa tình. Thời gian sớm chiều cho thấy cái đều đặn của ánh lửa bập bùng. Lời thơ như lời thủ thỉ tâm tình của cháu. Điệp từ “một ngọn lửa” cho ta hiểu hơn về tình cảm bà cháu. Ngọn lửa ấy có thể ít ỏi nhưng yêu thương thì luôn đong đầy. Ngọn lửa ấy chính là tình yêu thương bà dành cho cháu. #ngynphuongannHoidap247. Ngọn lửa là những hi sinh vô bờ. Ngọn lửa là niềm tin còn mãi. Phải chăng, chính bà và ngọn lửa ấm êm là nguồn động lực để cháu của mai sau vươn cao, vươn xa trên đường đời? Bà chính là người thắp lửa, giữ lửa và truyền ngọn lửa nghĩa tình tới thế hệ mai sau! Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng.Từ khổ thơ trên cũng có thể thấy người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh”, “Bếp lửa” (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được .Tiếng gọi bà là một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương,chan chứa bao niềm bao dung và ,dịu dàng mà bà dành cho em.Hình ảnh người bà thân quen đã gắn sâu vào trong tiềm thức của em,một hình ảnh về người bà hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho em nhân đạo và lẽ đời. Người bà tuy rằng có lúc mắng chửi ,tưởng như là đang ghét,đang giận nhưng vẫn thật ra vẫn cứ hiền hiền như vậy ,vẫn luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm của mình …. Và qua đó em lại cảm thấy như mình có thể tìm được một bóng dáng của bà trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh hay Bếp Lửa của Bằng Việt ,bà luôn để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu khi mà bà chỉ bảo,khi mà bà dạy dỗ,và cả khi bà mắng yêu vẫn luôn ở trong tâm trí của em một cách giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai