“Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa ra lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng một- không. Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một- hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khá đáng cho bác vẽ hơn.” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, kì I) 1. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. 2.”…những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà anh thanh niên nhắc tới trong đoạn văn trên ở Sa Pa là những ai? Nêu vẻ đẹp chung ở họ được thể hiện trong tác phẩm.
1 câu trả lời
1. một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên.: “Thế là một- hòa nhé!”
2. ”…những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà anh thanh niên nhắc tới trong đoạn văn trên ở Sa Pa là ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
- Vẻ đẹp chung ở họ được thể hiện trong tác phẩm: đều là những con người đang ngày đêm lao động cống hiến cho đất nước, họ luôn hết mình cống hiến cho dân tộc không ngại gian nguy.