1. Chép nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ " bài thơ về tiểu đội xe không kính",2.viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ vừa chép để thấy được tinh thần yêu nước ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ác liệt .trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định ,gạch chân .
2 câu trả lời
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
-Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chép thơ:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
..."Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim."
Phạm Tiến Duật
Đoạn văn: Phân tích đoạn thơ để thấy được tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt, trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định, gạch chân.
Bài làm
Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc hoạ thành công qua khổ thơ cuối thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (1) Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập bất ngờ, sâu sắc: đối lập giữa một loạt cái không và một cái có đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, giữa vẻ bề ngoài và bên trong của chiếc xe:“Không có kính, rồi xe không có đèn/Không có mui xe, thùng xe có xước” (2) Hai câu thơ đầu, điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần kết hợp với phép liệt kê “kính”, “đèn”, “mui”, “thùng” không chỉ nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe bị biến dạng trần trụi mà còn cho ta thấy sự khốc liệt, dữ dội của chiến tranh. (3) Tuy nhiên, không có gì có thể cản trở được sư chuyển động kì diệu của những chiếc xe hư hỏng nặng nề ấy:“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/Chỉ cần trong xe có một trái tim” (4) Phó từ “vẫn” mang sắc thái khẳng định cùng phép tu từ hoán dụ “xe” chỉ những người lính đã thể hiện ý chí quyết tâm. (5) Bom đạn kẻ thù có thể làm chiếc xe hư hỏng, biến dạng nhưng không thể đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đấu của những người lính. (6) Xe không chỉ chạy bằng động cơ máy móc mà nó còn chạy bằng động cơ tinh thần “vì miền Nam” – vì đồng bào miền Nam, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (7) Dấu hai chấm ở câu thơ thứ ba đã lý giải cho ta thấy vì sao những chiếc xe bị phá hủy nặng nề, mất hết hệ số an toàn vẫn băng băng ra trận vì trong xe có “một trái tim” – sức mạnh tinh thần của người lính. (8) Trái tim còn đập, còn chiến đấu. (9) Trái tim yêu thương, can trường, dũng cảm của các anh đã thay thế cho tất cả những gì không có ở trên, khiến cho chiếc xe trở thành một thể thống nhất với người chiến sĩ. (10) Hình ảnh hoán dụ “trái tim” chỉ những người lính lái xe và ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của họ: lòng yêu nước, ý chi quyết tân giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (11) Nó đã trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý toàn bài và để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. (12) Với một tâm hồn nhạy cảm và nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái mới cái lạ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã cho chúng ta thấy một hình ảnh rất đẹp, rất cao cả của người chiến sĩ lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt, tàn khốc. (13)
Chú thích
- Câu phủ định: Bom đạn kẻ thù có thể làm chiếc xe hư hỏng, biến dạng nhưng không thể đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đầy của những người lính.
HỌC TỐT !