đóng vai ông sáu kể lại 3 ngày nghỉ phép ở nhà (CHIẾC LƯỢC NGÀ)
2 câu trả lời
Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra tôi là cha… Suốt ngày tôi chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Tôi mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi tôi vào ăn cơm thì nó bảo lại:
– Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng
– Vô ăn cơm!
Tôi vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
– Cơm chín rồi!
Tôi cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
– Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Lúc đó tôi mới quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi tôi giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên tôi:
– Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! – Nó lại nói trổng.
Rại kêu lên:
– Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Tôi cứ vẫn ngồi im. Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.
Trong bữa cơm đó, tôi gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, tôi vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
– Sao mầy cứng đầu quá vậy, hả?
Con bé ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá bỏ vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Ngày mai anh tôi phải đi rồi.
Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Tôi phải lo tiếp khách, con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương.
Đến tôi phải lên đường, tôi rất muốn ôm hôn từ biệt con nhưng tôi sợ nó sẽ phản ứng như lúc tôi về. Tôi đành chỉ đứng nhìn con bé, ánh mắt tôi vừa trìu mến vừa buồn rầu. Con bé bỗng kêu thét lên: Ba…a…a…ba!, rồi sau tiếng kêu như xé lòng đó, nó chạy xô tới ôm chặt lấy cổ tôi. Nó vừa ôm, vừa hôn tôi, vừa khóc vừa giữ không cho tôi đi. Sau khi nó được mọi người giỗ dành, mới chịu buông để tôi lên đường. Trước khi tôi đi, con bé đã dặn tôi mua cho một cây lược.
Tình cảm cha con – một đứa con gái bé bỏng có thể là là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi người, đối với tôi cũng vậy.
Tôi đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của tôi – bé Thu chưa đầy một tuổi. Suốt mấy năm kháng chiến, vợ có lên thăm tôi, nhưng vì đường sá nguy hiểm nên không thể dắt con bé theo. Tôi chỉ được ngắm con qua tấm ảnh nhỏ mà thôi.
Vậy là, trong suốt thời gian đó, hai ba con chúng tôi đã không được gặp nhau. Cho đến khi được về phép, tôi được gặp lại con. Từ đằng xa, nhìn thấy một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đang chơi ở trước sân nhà, tôi đã đoán biết được đó là Thu – con gái mình. Tôi không kịp chờ cho xuồng cập bến, nhảy xuống vui mừng gọi con bé và đưa tay đón chờ con để được ôm con vào lòng cho thỏa nỗi nhớ mong. Thế nhưng, ngược lại với sự vui mừng của tôi, con bé lúc đầu có vẻ ngạc nhiên, nó cứ đứng đấy mà tròn mắt nhìn tôi. Sau đó, dường như nó thấy lạ, chắc nó đang phân vân tự hỏi người xưng ba kia là ai. Rồi sau đó, Thu vụt chạy đi và kêu thét lên. Trước thái độ của con, tôi cảm thấy rất buồn và đau đớn. Tôi cứ đứng sững lại đó, nhìn theo con. Có lẽ, lúc ấy, nhìn tôi thật tội nghiệp, thật đáng thương!
Vì đường xa nên chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong suốt ba ngày đó, chúng tôi cố ý để con bé gọi tôi một tiếng ba. Nhưng không, nó rất cứng cỏi, gan lì, bướng bỉnh. Dù có những lúc phải gọi tôi vào ăn cơm hay phải nhờ tôi chắt hộ nước nồi cơm, thì nó vẫn nói trỏng và cố ý không gọi tôi lấy một tiếng ba. Tôi khổ tâm trước thái độ của con bé.
Và điều mà tôi ân hận nhất, trong những ngày được ở bên con, đó là tôi đã lỡ đánh vào mong và hét lên với con khi nó không chịu nhận miếng trứng cá mà tôi gắp cho nó. Sau khi bị ba đánh, Thu chạy sang bà ngoại, và không biết ở đó, nó được bà kể cho nghe chuyện gì, nhưng đến lúc nó về nhà, tôi thấy nó có vẻ khang khác.
Sáng hôm đó, bà con nội ngoại đến rất đông để chia tay chúng tôi. Tôi phải lo tiếp khách nên không chú ý được đến con bé nhiều, con bé dường như cứ đứng hết nhìn mọi người rồi nhìn tôi. Không biết lúc đó, nó đã nghĩ gì? Nhưng nhìn con bé có vẻ buồn, một vẻ buồn trông rất dễ thương với một vẽ nghĩ ngợi sâu xa. Đến lúc, tôi phải lên đường, thấy nó đứng ở góc nhà, mặc dù rất muốn ôm hôn từ biệt con để đi xa, nhưng tôi sợ nó sẽ phản ứng như lúc tôi về. Nên tôi đành chỉ đứng nhìn con bé, nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Thế nhưng, ngược lại với những gì tôi nghĩ. Con bé bỗng kêu thét lên: Ba…a…a…ba!, rồi sau tiếng kêu như xé lòng đó, nó chạy xô tới, nhanh như sóc, ôm chặt lấy cổ tôi. Nó vừa ôm, vừa hôn tôi, vừa khóc vừa giữ không cho tôi đi. Sau khi nó được mọi người giỗ dành, mới chịu buông để tôi lên đường. Trước khi tôi đi, con bé đã không quên dặn ba mua cho một cây lược.
Sau đó chúng tôi trở lại chiến trường miền Đông, chúng tôi không phải đi tập kết nữa. Một ngày, tôi đã tìm được một khúc ngà voi. Tôi muốn tự tay làm cho con gái bé bỏng của mình một cây lược thật đẹp. Hằng ngày tôi tỉ mẩn cưa từng chiếc răng lược và còn cẩn thận khắc lên đó những dòng chữ yêu thương dành tặng cho con. Tôi mong rằng, chiến tranh kết thúc, mình sẽ được trở về, trao tận tay con bé món quà nhỏ ấy.
Nhưng rồi, một chuyện không may đã xảy ra với tôi. Một ngày cuối năm mươi tám – trong một trận càn lớn của Mỹ – Ngụy, tôi đã bị thương nặng. Trước lúc lìa xa cõi đời, tôi đã kịp đứa cho anh Ba – người bạn chiến đấu của mình cây lược ngà với hi vọng rằng anh sẽ thay tôi trao tận tay cho con bé. Và dường như trong cơn hấp hối, tiếng anh Ba vẫn văng vẳng bên tai tôi: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”.