viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình trong bài thơ bếp lửa của bằng việt

2 câu trả lời

Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều không thể quên bài thơ đã lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ mỗi người đó chính là: Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Bài thơ đã cho ta thấy tình yêu quê hương, đất nước chan hòa với biết  bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu, tần tảo sớm khuya đã sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Bài thơ mở đầu với hình ảnh bếp lửa- một hình ảnh rất đỗi thân quen gần gũi với cuộc sống ở làng quê Việt Nam. Bếp lửa đã gắn liền kí ức với thời thơ ấu của người cháu những năm tháng khi còn ở với bà. Hình ảnh bếp lửa nồng đượm khiến cho người đọc cảm nhận được hơi ấm. Đặc biệt từ “ấp iu” dường như là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là một từ láy, một từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp đó là bà. Ngày qua ngày, bà nhóm lên những ngon lửa, những hơi ấm- một công việc rất đỗi quen thuộc. Từ hình ảnh bếp lửa "ấp iu" theo chiều liên tưởng tự nhiên chúng ta suy nghĩ đến người nhóm lửa, nhóm bếp. Để rồi từ đó chúng ta nhìn thấy được, cảm nhận được nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Bà vì cháu mà hi sinh, vì cháu mà thắp lên những ngọn lửa ấm áp, cho cháu hơi ấm, cho cháu cái ăn, cái mặc.

Hình ảnh bếp lửa tiếp tục khơi dòng ký ức – Đó là những kỉ niệm buồn khó quên đối với người cháu:

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy,là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến bây giờ sống mũi còn cay!

Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ được hiện về qua thành ngữ “đói mòn, đói mỏi”- chắc hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên được trong lịch sử đã có một nạn đói kinh khủng đã xảy ra đã để lại hậu quả hơn hai triệu đồng bào của ta bị chết đói. Hình ảnh con ngựa gầy rạc khiến cho ta liên tưởng tới người bố đánh xe ngựa cũng như chính chú ngựa này. Nạn đói đeo đẳng khiến con người ta mệt mỏi, kiệt sức.Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là kỉ niệm về “mùi khói”, về “khói hun” làm “nhèm mắt cháu”. một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là những tiếng lòng của cháu về thời thơ ấu đầy gian khổ, rất chân thật và  cảm động. Để rồi khi đã lớn, đã trưởng thành thi khi cháu “nghĩ lại đến giờ” vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà, cùng bà nhóm lên những bếp lửa của tình yêu thương. Bà không chỉ đảm nhiệm vai trò của một người bà mà còn đảm nhiệm trọng trách của một người cha, một người mẹ để nuôi dạy, chăm sóc cháu khi ba mẹ đi công tác xa. Những từ ngữ “bà bảo cháu nghe”, “bà dạy cháu làm”, “bà chăm cháu học” đã cho ta thấy được tình cảm gắn bó, quấn quýt giữa hai bà cháu. Bà luôn dành cho cháu một tình yêu thương vô bờ bến, một tấm lòng đôn hậu. Nên vì vậy dù đang ở phương xa cháu không lúc nào không nhớ về bà, không lúc nào không “ nghĩ thương bà khó nhọc”. Người cháu mang nặng trong trái tim mình tình thương dành cho bà và sự biết ơn về tình cảm của bà.

Miên man theo dòng cảm xúc hồi tưởng, hình ảnh bà càng hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quý. Dù bị giặc đốt nhà nhưng bà vẫn bình tĩnh,vững lòng trước mọi thử thách, khó khăn khốc liệt của chiến tranh. Bà luôn là một hậu phương vững chắc của những người ở tiền tuyến đang làm nhiệm vụ:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

>> Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề Rừng vàng biển bạc

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa,giữ lửa. Từ  hình ảnh “bếp lửa”, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”:

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Ngọn lửa ấy như chính cảm tình cảm của bà, tình cảm ấy luôn được thắp lên ấp nóng và có sức mạnh mãnh liệt. Ngọn lửa do chính tay bà nhóm lên mỗi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất. Những dòng thơ cuối là những suy ngẫm, những tình mãnh liệt nhất cháu dành cho bà. Dù không được ở bên bà nhưng trái tim của cháu luôn dõi theo hình bóng của bà. Cháu đã thực hiện được niềm tin bà dành cho cháu, cháu đã đi khắp nơi, gặp gỡ nhiều thứ nhưng vẫn không khi nào thôi nhắc nhở mình: “Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”.

Bài thơ Bếp lửa đã mang cho mỗi chúng ta những cung bậc cảm xúc rất ngọt ngào thấm đẫm về giá trị tình cảm gia đình, tình bà cháu. Nhà thơ Bằng Việt đã rất thành công khi xây dựng hình tượng “ bếp lửa” để viết về tình cảm bà cháu mãnh liệt, nồng ấm. Không ai có thể sống mà thiếu vắng đi tình cảm thiêng liêng ấy.

#HOIDAP247

@MINHHOANG

HOK TỐT 

BẠN NHỚ ĐÁNH GIÁ NHÉ 

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mồng ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động, sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm