Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Câu 2: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? Câu 3: Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? Giúp mình với ạ mình cảm ơn
2 câu trả lời
Câu 2:
- Các câu nghi vấn:
+Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
+ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
- Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm sâu sắc, phong phú của nhân vật. Diễn tả sự tủi thân, nhục nhã của ông Hai.
Câu 3: Tác giả đặt tên truyện ngắn "Làng" bởi "Làng" đại diện cho tình yêu quê hương đất nước, của những người yêu nước và ghét giặc trên mọi miền Tổ Quốc chứ không phân biệt một làng quê riêng nào.
câu 2
Các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên là:
+ " Chúng nó cũng là bọn trẻ con làng Việt gian đấy ư? "
+ " Chúng nó cũng bị người ta dè dúm, hắt hủi đấy ư? "
- Tác dụng
+ Tạo ngôn ngữ độc đáo ở nhân vật
+ Góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật
câu 3 chịu