• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc đoạn trích dưới đây: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó. …Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B.F.Skinner kết luận rằng: lời khen luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi. Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy. Các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên lỗi lầm và nỗ lực cao hơn… (Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Thế giới) câu 1: phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? câu 2: tìm lời dẫn gián tiếp trong đoạn trích trên và ghi lại câu 3: tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ ấy"Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng" câu 4: "Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên lỗi lầm và nỗ lực cao hơn…" suy nghĩ của em về lòng bao dung trong cuộc sống. e cần gấp lắm mn giúp em vs ạ..

1 đáp án
21 lượt xem

Người con trai đưa cha già vào nhà hàng ăn tối. Người cha già lua cứ làm rơi vãi đồ ăn vào quần áo. Khách ở các bàn ăn cứ liếc nhìn ông ta với vẻ khinh bỉ, ghê tởm. Nhưng chàng trai vẫn đềm tĩnh như bình thường. Ăn xong anh không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào nhà vệ sinh lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết bẩn và chải lại cho cha mái tóc bạc, sửa lại cặp kính cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Khi họ trở ra cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con. Người con trai trả tiền xong rồi dìu cha ra về. Lúc ấy một người đàn ông lớn tuổi buột miệng gọi theo:” Anh bạn trẻ, anh có ngĩ là mình đã để quên lại cái gì ở đây không?” Chàng trai liếc nhìn lại ghế một lượt rồi trả lời: “không, thưa ông , cháu không quên gì ạ…” Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “ Anh đã để quên lại nơi đây bài học cho tất cả những ai làm con và để lại niềm hi vọng cho tất cả những ai làm cha.” Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5) Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0,5) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong câu: Ăn xong anh không một chút lung túng, lặng lẽ đưa cha mình vào nhà vệ sinh lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết bẩn và chải lại cho cha mía tóc bạc, sửa lại cặp kính cho ngay ngắn trên sống mũi cha.(1đ

1 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Đề 2: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: -Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? -Là con thầy mấy lị con u. -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: -À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần. Dàn bài 1/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát tinh thần yêu làng, yêu nước của ông Hai trong đoạn trích “Ông lão ôm thằng con út … khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần” 2/ Thân bài: 2.1/ Khái quát về tác phẩm và đoạn trích: Hoàn cảnh sáng tác. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. (Tóm tắt dựa trên tình huống truyện) Vị trí đoạn trích. 2.2/ Cảm nhận về tâm trạng và tình yêu làng yêu nước của ông Hai khi trò chuyện cùng con trai út: *Luận điểm 1: Ông Hai trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu: - Trong tâm trạng dồn nén vì bế tắc, ông chỉ còn biết trút bỏ nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn ngây thơ: - Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm, muốn cùng con hướng về cội nguồn. Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, khẳng định tình yêu sâu nặng với làng. *Luận điểm 2: Tấm lòng thuỷ chung son sắc với cuộc kháng chiến, với cụ Hồ: - Ông Hai luôn ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ hồ, luôn có niềm tin vào cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến. - Ông Hai nói với đứa con như thể nói với anh em đồng chí, để minh oan cho tấm lòng thành thật của mình và còn để “nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. - Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt: “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. => Đó chính là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai-một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các tình cảm đó không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai. 2.3/ Nghệ thuật: Tình huống đầy thử thách, khai thác chiều sâu tâm trạng của nhân vật Nhân vật được khắc họa thành công qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và nghệ thuật miêu tả nhân vật. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói và thế giới tinh thần của người nông dân 3/ Kết bài: Khẳng định tinh thần yêu nước của ông Hai trong đoạn trích. Đánh giá sự thành công của tác phẩm/Liên hệ bản thân. Làm nguyên bài văn giống dàn ý hộ mik nha

1 đáp án
19 lượt xem

Lm ơn giúp tui với đừng vô coi r ra ạ!!! Đang gấp lắm ạ CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào. Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói. - Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con. (Trích “Hạt giống tâm hồn” - nguồn Internet) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Tìm phương ngữ Nam bộ tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt.” Câu 3. Trong đoạn hội thoại sau, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ý cha là …? – Anh ấp úng nói.” Câu 4. Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ cảm xúc, trạng thái của con người. Câu 5. Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

1 đáp án
16 lượt xem

^ 60đ Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn (golf). Ông cất lời hỏi sinh viên: “Bình đã đầy chưa?”. – Rồi ạ! – Các sinh viên đồng loạt trả lời. Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi đổ vào bình lắc lên cho bi rơi lấp đầy những khoảng trống. Giáo sư hỏi lần nữa: “Bình đã đầy chưa?”. – Có lẽ đầy rồi ạ! – Các sinh viên ngập ngừng. Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, đổ vào bình, tất nhiên cát lại lấp đầy những khe hở. Ông hỏi lại các sinh viên: “Lần này bình đã đầy chưa?”. – Thưa, đầy rồi ạ! Các sinh viên nhất loạt đồng thanh. – Hãy xem này – Vị giáo sư nói và lấy ra hai lon bia đổ vào bình, bia tràn qua những hạt cát và thấm vào đó. Giáo sư nói: “Bây giờ tôi muốn các bạn tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình!”. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu 2. Xét theo phương châm hội thoại, câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 3. Trong ngữ liệu trên, các sự vật được cho vào bình theo một thứ tự như thế nào? Ta có thể đảo thứ tự các vật được không? Vì sao? Câu 4. Tại sao giáo sư muốn các sinh viên “tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình”?

1 đáp án
17 lượt xem