Đọc ngữ liệu sau: " Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước" Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung, nghê thuật của ngữ liệu trên Các bn dưới 2k7 không làm nhé! Làm có tâm nhé!
2 câu trả lời
Lời giải: ( cái này mình tự làm dựa trên sách làm chủ kiến thức, bn có thể tham khảo qua ^^)
Trong đoạn ngữ liệu trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp từ "không" cộng với chất văn xuôi đậm đặc và lối nói khẩu ngữ khiến cho câu thơ trở thành một lời giải thích, thanh minh, phân bua của người lính lái xe về những chiếc xe không kính (1). Các từ phủ định"không có.. không phải.. không có" đi liền với các điệp ngữ "bom giật, bom rung" không chỉ mang ý nghĩa khẳng định mà còn khiến cho âm điệu câu thơ trở nên hùng tráng, làm cho sự xuất hiện của những chiếc xe trở nên ngang tàng (2). Hai câu thơ đầu đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy những thương tích của chiến tranh (3). Nó chính là một bằng chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của một thời đã đi qua(4). Khổ thơ cuối bài đã kết tinh lên vẻ đẹp của những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe: :" không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước"(5). Hình ảnh những chiếc xe không kính một lần nữa lại được tác giả miêu tả một cách chân thực và sinh động: Tác gỉa đã sử dụng thủ pháp liệt kê " không có kính", " không có đèn", " không có mui", " thùng xe có xước" để gợi lên một chiếc xe không vẹn toàn, thiếu thốn đủ thứ, những thứ quan trọng cần có lại không có, những cái không cần có lại thừa (6) Qua đó ta thấy tác giả đã phản ánh sự khốc liệt và dữ dội của chiến tranh(7)
Chúc bạn học tốt ^^!
$#Nan$
Bốn câu thơ đã cho ta thấy hoàn cảnh khó khăn của người lính lái xe. Nghệ thuật liệt kê trong câu "khống có kính, không có đèn...", "bom giật, bom rung..." giúp ta hiểu về tình cảnh cực nhọc của người lính lái xe. Họ chiến dấu trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ. Cách giải thích về việc chiếc xe không có kính thì thật hóm hỉnh "không phải vì xe không có kính". Những đối lập, liệt kê, điêp ngữ "không có" vừa tô đậm hoàn cảnh gan khổ của người lính lái xe Trường Sơn nhưng đồng thời cũng khẳng định nét đẹp ở họ. Họ vượt lên trên gian khổ ấy để có thể chiến đấu và băng băng ra trận.