Viết bài văn hoàn chỉnh nêu cảm nhận của em về ba nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Làm ơn đừng chép mạng ạ :((

1 câu trả lời

Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971,khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt . Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn là Nho ,Thao và Phương Định . Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom,đo khối lượng đất đá phải san lấp,đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom . 

Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm . Sau mỗi trận oanh tạc của máy bay địch ,họ phải có mặt ở nơi tập trung nhiều bom đạn nhất để đo, ước tính khối lượng đất đá bị đào,đếm từng quả bom chưa nổ rồi tìm cách phá bom để thông đường cho những đoàn xe, đoàn quân ra trận . Đó là công việc mạo hiểm ,luôn phải đối mặt với thần chết - một tay không thích đùa . Song với ba cô gái, đó là công việc thường ngày.

Cả ba đều còn rất trẻ và họ đều là những người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đều có lòng dũng cảm, không sợ gian khổ,hi sinh . Họ gắn kết với nhau thành tình cảm chị em,tình đồng chí bền chặt . 

Nhờ trông mát mẻ như một que kem trắng, thích thêu thùa . Phương Định có một tâm hồn nhạy cảm,lãng mạn . Chị Thao là người từng trải hơn cả, là người sống thiết thực hơn . Thao không biết hát nhưng lại thích chép lời bài hát , có thể bình thản khi đối mặt với mọi tình huống nguy hiểm nhưng thấy máu và vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét.

Vào chiến trường đã ba năm , hàng ngày phải đối mặt với bom đạn và một khối lượng công việc vượt quá sức so với một phụ nữ nhưng cũng như đồng đội, Phương Định đã tỏ ra là người lính can đảm, giàu tinh thần trách nhiệm . Mỗi ngày đến năm lần phải phá bom, ngày nào ít cũng ba lần . Không phải cô không nghĩ đến cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể . Còn cái chính : liệu mìn có nổ ,bom có nổ không? Phương Định cũng là cô gái dày dặn kinh nghiệm chiến trường . Cô có thể nhận biết được rất rõ mỗi khi cao điểm im lặng đều là sự im lặng không bình thường và rồi ngay sau đó là những trận mưa bom giội xuống.

Để trở thành một chiến sĩ dũng cảm, Phương Định cũng luôn phải đấu tranh với cái phần yếu của mình . Khi phải ở cao điểm một mình trong hoàn cảnh bom đạn tàn khốc,cô cũng cảm thấy Không có gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất . Cuộc đấu tranh để loại bỏ phần yếu đuối trong lòng, để làm một người lính can trường được thể hiện tập trung trong lần phá bom ở gần cuối tác phẩm . Dù đã quen với công việc nguy hiểm này, Phương Định vẫn phải chịu áp lực khủng khiếp . Mỗi lần lưỡi xẻng đào đất chạm vào quả bom là một lần cô cảm thấy rùng mình . Nhưng rồi cô vẫn vượt qua cảm giác sợ hãi và hoàn thành nhiệm vụ do lòng tự trọng cao cả của người lính . Sự đe dọa của quả bom đối với cô không đáng sợ bằng việc cứ phải khom lưng mà đi một cách sợ hãi, nhất là khi những người lính cao xạ không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới . Cũng như chị Thao và Nho ,lòng tự trọng khiến ngay trong hoàn cảnh không cầm được nước mắt thì Phương Định vẫn tự nhủ : Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ . 

Cô có ngoại hình xinh đẹp và ý thức rất rõ về ngoại hình của mình : mái tóc dày,tương đối mềm ,cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn,đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm như lời nhận xét của các anh lính lái xe . Cũng vì ý thức được nét xinh đẹp của mình, được nhiều anh lính lái xe và pháo thủ yêu quý nên bề ngoài Phương Định tỏ ra khá kiêu kỳ . Tuy nhiên, tự trọng đáy lòng,cô luôn dành tình cảm yêu mến sâu sắc cho những người đồng đội . Đặc biệt,cô khâm phục những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

Vào chiến trường, sống giữa cao điểm dày đặc bom đạn mỗi ngày nhưng tâm hồn Phương Định vẫn không mất đi nét hồn nhiên, trong sáng . Là cô gái vừa mơ mộng vừa tinh nghịch, Phương Định mê hát và cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát , lời cô bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến mức chính cô chính cô đôi khi bò ra mà cười một mình . Tâm hồn mơ mộng, trong sáng của Phương Định còn thể hiện ở chỗ, mỗi khi bom đạn tạm ngừng, nếu không bó gối mơ màng hát thì cô lại sống với những kí ức về Hà Thành, về người mẹ . Đó là biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết của cô thanh niên xung phong này .

Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong và đặc biệt là Phương Định, tác phẩm không chỉ ghi lại chân thực sự tàn khốc của chiến tranh trên những cung đường Trường Sơn mà còn ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

1 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước