^ 60đ Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn (golf). Ông cất lời hỏi sinh viên: “Bình đã đầy chưa?”. – Rồi ạ! – Các sinh viên đồng loạt trả lời. Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi đổ vào bình lắc lên cho bi rơi lấp đầy những khoảng trống. Giáo sư hỏi lần nữa: “Bình đã đầy chưa?”. – Có lẽ đầy rồi ạ! – Các sinh viên ngập ngừng. Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, đổ vào bình, tất nhiên cát lại lấp đầy những khe hở. Ông hỏi lại các sinh viên: “Lần này bình đã đầy chưa?”. – Thưa, đầy rồi ạ! Các sinh viên nhất loạt đồng thanh. – Hãy xem này – Vị giáo sư nói và lấy ra hai lon bia đổ vào bình, bia tràn qua những hạt cát và thấm vào đó. Giáo sư nói: “Bây giờ tôi muốn các bạn tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình!”. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu 2. Xét theo phương châm hội thoại, câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 3. Trong ngữ liệu trên, các sự vật được cho vào bình theo một thứ tự như thế nào? Ta có thể đảo thứ tự các vật được không? Vì sao? Câu 4. Tại sao giáo sư muốn các sinh viên “tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình”?
1 câu trả lời
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên
->Tự sự
Câu 2. Xét theo phương châm hội thoại, câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
->Vi phạm phương châm về chất.
Vì các học sinh chỉ nói dựa theo sự dự đoán, không có bằng chứng chính xác về việc bình đã thực đầy hay chưa
Câu 3. Trong ngữ liệu trên, các sự vật được cho vào bình theo một thứ tự như thế nào? Ta có thể đảo thứ tự các vật được không? Vì sao?
->Các sự vật được cho vào bình theo thứ tự từ vật to nhất(trong các vật được cho)đến vật bé nhất và các dạng chất rắn rồi mới tới lỏng
Các vật này không thể đảo thứ tự cho vào bình bởi vì thứ tự ban đầu mới có thể dần dần lấp đầy cái bình không còn một khoảng trống nào nữa.
Câu 4. Tại sao giáo sư muốn các sinh viên “tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình”?
->giáo sư muốn giảng cho sinh viên của mình phải lấp đầy thời gian kín mít bằng những công việc thực sự quan trọng với cuộc đời mình và phải biết quý trọng thời gian.
@tsuki
xin ctlhn