Đề 2: Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: -Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? -Là con thầy mấy lị con u. -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: -À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần. Dàn bài 1/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát tinh thần yêu làng, yêu nước của ông Hai trong đoạn trích “Ông lão ôm thằng con út … khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần” 2/ Thân bài: 2.1/ Khái quát về tác phẩm và đoạn trích: Hoàn cảnh sáng tác. Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. (Tóm tắt dựa trên tình huống truyện) Vị trí đoạn trích. 2.2/ Cảm nhận về tâm trạng và tình yêu làng yêu nước của ông Hai khi trò chuyện cùng con trai út: *Luận điểm 1: Ông Hai trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu: - Trong tâm trạng dồn nén vì bế tắc, ông chỉ còn biết trút bỏ nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn ngây thơ: - Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm, muốn cùng con hướng về cội nguồn. Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, khẳng định tình yêu sâu nặng với làng. *Luận điểm 2: Tấm lòng thuỷ chung son sắc với cuộc kháng chiến, với cụ Hồ: - Ông Hai luôn ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ hồ, luôn có niềm tin vào cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến. - Ông Hai nói với đứa con như thể nói với anh em đồng chí, để minh oan cho tấm lòng thành thật của mình và còn để “nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. - Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt: “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. => Đó chính là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai-một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các tình cảm đó không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai. 2.3/ Nghệ thuật: Tình huống đầy thử thách, khai thác chiều sâu tâm trạng của nhân vật Nhân vật được khắc họa thành công qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và nghệ thuật miêu tả nhân vật. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói và thế giới tinh thần của người nông dân 3/ Kết bài: Khẳng định tinh thần yêu nước của ông Hai trong đoạn trích. Đánh giá sự thành công của tác phẩm/Liên hệ bản thân. Làm nguyên bài văn giống dàn ý hộ mik nha
1 câu trả lời
Phân tích tình huống truyện: Nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng và kịch tính, tạo nút thắt cho câu chuyện. Ông là người yêu làng và luôn tự hào về ngôi làng cách mạng của mình nay lại được nghe từ chính miệng những người di tản từ phía làng chơ Dầu nói là làng Chợ Dầu lập tề theo Tây. Nút thắt ở đây là nhân vật được đặt vào hoàn cảnh giằng xé giữa tình yêu quê hương và tình yêu đất nước; giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm đối với đất nước. Sau đó, về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. Ông thấy tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian, thấy nhục nhã đau khổ tột cùng. Kết quả là, suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Những ngày đó, tâm trạng của ông luôn nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Sau đó, khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi người làng Chợ Dầu, ông Hai đã cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, không có chỗ ở. Đã có lúc ông nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông hiểu được thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ và ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê, nhưng sâu trong ông vẫn là tình cảm với làng, nên ông càng đau xót hơn. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng, là sự chuyển biến trong nhận thức của người nông dân VN đối với Cách mạng và kháng chiến.
chúc bn thi tốt! ^__^