Viết bài văn nghị luận trình bàysuy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết của giới trẻ hiện nay cần sống ảo hay sống thật?

1 câu trả lời

Mạng xã hội ngày càng phát triển với rất nhiều các tiện ích nhưng cũng có không ít những mặt trái. Những lượt like (thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của cộng đồng mạng đã thu hút biết bao con người chăm chỉ đăng ảnh, đăng status, chìm mình vào thế giới ảo. Chính điều đó đã hình thành nên lối sống ảo ở bộ phận giới trẻ hiện nay.

"Sống ảo" là khái niệm để chỉ việc sống trong một thế giới ảo, không có thật và duy trì nó bằng những điều giả dối không lành mạnh. Môi trường để các bạn "sống ảo" không gì khác là các trang mạng xã hội, phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram, Twitter...Lối sống này lan tỏa mạnh mẽ trong thế hệ thanh thiếu niên, trở thành một hiện tượng cả xã hội phải quan tâm.

Biểu hiện của lối sống này rất đa dạng phong phú mà chúng ta nhiều lần mắc phải nhưng không nhận ra. Chẳng hạn như việc mất hàng giờ liền chỉnh một tấm ảnh mặt mình sao cho thật xinh, thân hình thật thon gọn để khoe với bạn bè trên mạng trong khi gương mặt ngoài đời hoàn toàn khác biệt. Đi ăn, đi mua sắm hay làm việc tốt cũng phải đưa lên Facebook để cho nhiều người biết. Có những người bịa đặt những câu chuyện lâm li bi đát về chính mình cũng chỉ nhằm thu hút sự chú ý bằng nút like, bình luận, chia sẻ. Tiêu cực hơn một bộ phận người trẻ "sống ảo" bằng biệt danh "anh hùng bàn phím", đăng tải những nội dung, hình ảnh không lành mạnh, bôi xấu danh dự của người khác.

Tại sao người ta lại làm như thế? Mặc dù đó chỉ là thế giới ảo nhưng chính vì "ảo" nó mới có sức hấp dẫn. Nó đem đến cho con người cảm giác được thỏa mãn, được ve vuốt. Với mạng xã hội, công cụ quyền năng đó chính là những nút like, nút tim mà số lượng càng nhiều thì tâm hồn chúng ta càng vui vẻ. Nhưng sự vui vẻ đó chỉ trong chốc lát bởi vậy người ta phải không ngừng duy trì "sống ảo" để trạng thái đó kéo dài hơn. Người ta chìm đắm và chấp nhận sự dối lừa ấy để quên đi thực tại hoặc khốc liệt hoặc khổ đau hoặc nhàm chán… Sự chú ý và nổi tiếng cũng là cám dỗ mà con người rất dễ sa ngã.

Nhưng cái gì đã gọi là "ảo" là "giả" thì sẽ không có chuyện bền vững. "Sống ảo" gây ra những tình huống dở khóc dở cười, bất hạnh cho nhiều người. Có những anh chàng cô nàng xinh lung linh trên mạng xã hội nhưng khi gặp ngoài đời thì chúng ta mới "vỡ mộng". Chúng ta thất vọng còn những kẻ sống ảo kia thì cũng bị "ném đá", xa lánh miệt thì. Chìm vào mạng xã hội, ta sẽ dần dần xa lánh cuộc đời thực, không còn thấy vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Và nếu cứ chạy theo những thứ phù phiếm kia, bạn sẽ đánh mất chính mình bằng sự giả tạo đó.

Bởi vậy, hãy bỏ điện thoại xuống và rèn luyện lối sống lành mạnh. Những người trẻ nên tranh thủ quãng thời gian thanh xuân để đi thật nhiều nơi, trải nghiệm nhiều điều, trò chuyện và xây dựng các mối quan hệ trong công việc và hiện thực thay vì chỉ dán mắt vào màn hình bé xíu. Bạn cũng nên có chế độ sử dụng mạng xã hội và điện thoại hợp lý. Dù chuyện này không dễ dàng nhưng không phải là không thực hiện được.

Đừng để lối sống ảo phá vỡ những giá trị cốt lõi của bạn. Sống thành thật, hết mình với hiện tại với những người yêu thương xung quanh mới là điều cần thiết. Hôm nay, bạn có thấy bầu trời rất xanh và tiếng chim đang hót líu lo trên cành cây

vote mình 5 sao nhé với câu trả lời hay nhất

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước