Dàn ý thuyết minh lặng lẽ sapa Xin đừng chép mạng ạ Làm được vote 5s Em xin cảm ơn ❤️
2 câu trả lời
Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, và tác giả Nguyễn Thành Long
Dẫn dắt vấn đề: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất thơ
Chất thơ trong truyện ngắn: là sự tổng hòa nội dung và nghệ thuật tác phẩm, với sự dạt dào cảm xúc tinh tế mà mãnh liệt, việc miêu tả những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, với sự tưởng tượng bay bổng thể hiện trong một ngôn ngữ giàu chất nhạc, đầy âm vang tạo thành những âm vang trong văn xuôi
Chất thơ trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
- Tên truyện giàu chất thơ: nhan đề gợi sự nhẹ nhàng, man mac, khiến người đọc liên tưởng đến bài thơ trữ tình
+ Chất thơ từ tên truyện làm căn cốt, lan tỏa rộng khắp tác phẩm
- Chất thơ trong bối cảnh câu chuyện
+ Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu công việc
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi nhân vật những cảm xúc đẹp đẽ
+ Cuộc gặp diễn ra ở nơi thơ mộng, lãng mạn đầy ý nghĩa giữa núi rừng, thiên nhiên thơ mộng của Sa Pa
- Chất thơ
+ Bằng con mắt nghệ thuật, tác giả phát hiện ra những con người thật đẹp luôn cống hiến hết mình cho công việc, đất nước, ở họ tình yêu với công việc thật đẹp và cao cả: nhân vật anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, người nghiên cứu bản đồ sét
+ Tác giả không đặt tên riêng rõ ràng, không chú ý về ngoại hình, hành động ngôn ngữ đối thoại, mà tập trung vào thế giới tâm hồn của nhân vật với suy nghĩ, cảm xúc sâu lắng, nhẹ nhàng
+ Những con người ở Sa Pa cống hiến thầm lặng tuổi trẻ, sức lao động cho đất nước, đó là những con người giàu sức sống và nghị lực
- Chất thơ trong ngôn ngữ:
+ Những câu văn dài kết hợp v
- Chất thơ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm: ca ngợi thiên nhiên, con người ngày đêm lao động thầm lặng, cống hiến cho đất nước
- Chất thơ trong truyện góp phần tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long
ới hình ảnh đẹp, thơ mộng núi rừng Sa Pa
+ Giọng văn nhẹ nhàng, êm dịu nhưng sâu lắng như bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người
trong cách xây dựng các nhân vật
Bài giải
Tập trung nhiệt thành ngợi ca những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và tha thiết yêu cuộc sống là một trong những thành công của văn học Việt Nam khi viết về công cuộc xây dựng đất nước trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong số những thành công đó có Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa”.
Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Sở trường của ông là viết truyện ngắn và bút kí. Nguyễn Thành Long quan niệm lao động nghệ thuật là một con đường gian khổ đòi hỏi người cầm bút phải có cá tính sáng tạo. Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Tác phẩm đã xuất bản gồm các tập truyện: Bát cơm Cụ Hồ (1955); Chuyện nhà chuyện xưởng (1962); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Nửa đêm về sáng (1978); Lý Sơn mùa tỏi (1980); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984); Lặng lẽ Sa Pa (1990)... Ông đã được Giải thưởng Phạm Văn Đồng với tập truyện kí “Bát cơm Cụ Hồ” (1953).
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được nhà văn Nguyễn Thành Long viết năm 1970 sau chuyến đi Lào Cai. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Truyện viết về một thị xã nhỏ bé của tỉnh Lào Cai luôn chìm đắm trong sương mù là Sa Pa. Đến với nơi ấy là những con người thật đẹp: một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, một cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, một bác lái xe già đã chạy suốt ba mươi năm trên tuyến đường Sa Pa, một họa sĩ đi thực tế chuyến đi cuối của cuộc đời công, tác trước lúc nghỉ hưu. Bốn gương mặt tiêu biểu, bốn tính cách khác nhau: Anh thanh niên đầy nhiệt huyết bộc trực, chân thành; Cô kỹ sư trẻ hồn nhiên nhưng kín đáo, tế nhị; Ông họa sĩ trầm tĩnh, sâu lắng; Còn bác lái xe thì sôi nổi, vui tính... Họ tình cờ gặp nhau trên đường tới Sa Pa mà bỗng trở nên gần gũi và thân thiết như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung tâm hồn trong sáng, tinh tế, một suy nghĩ lành mạnh, sâu sắc, và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư, hồn nhiên, âm thầm và lặng lẽ (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường).
“Lặng lẽ Sa Pa” có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người “không có tên” ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người họa sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nhưng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận suy ngẫm nhà nghề của bác họa sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự họa của chàng trai. Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Truyện xây dựng tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên; miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất họa; có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
Chúc bạn học tốt,cho mình xin câu trả lời hay nhất
Nguyễn Thành Long và “Lặng lẽ Sa Pa” mãi là một bài ca tuyệt đẹp về những con người, những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến góp phần đổi mới đất nước từng ngày.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, và tác giả Nguyễn Thành Long
- Dẫn dắt vấn đề: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất thơ
2. Thân bài
Chất thơ trong truyện ngắn: là sự tổng hòa nội dung và nghệ thuật tác phẩm, với sự dạt dào cảm xúc tinh tế mà mãnh liệt, việc miêu tả những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, với sự tưởng tượng bay bổng thể hiện trong một ngôn ngữ giàu chất nhạc, đầy âm vang tạo thành những âm vang trong văn xuôi
Chất thơ trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
- Tên truyện giàu chất thơ: nhan đề gợi sự nhẹ nhàng, man mac, khiến người đọc liên tưởng đến bài thơ trữ tình
+ Chất thơ từ tên truyện làm căn cốt, lan tỏa rộng khắp tác phẩm
- Chất thơ trong bối cảnh câu chuyện
+ Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu công việc
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi nhân vật những cảm xúc đẹp đẽ
+ Cuộc gặp diễn ra ở nơi thơ mộng, lãng mạn đầy ý nghĩa giữa núi rừng, thiên nhiên thơ mộng của Sa Pa
- Chất thơ trong cách xây dựng các nhân vật
+ Bằng con mắt nghệ thuật, tác giả phát hiện ra những con người thật đẹp luôn cống hiến hết mình cho công việc, đất nước, ở họ tình yêu với công việc thật đẹp và cao cả: nhân vật anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, người nghiên cứu bản đồ sét
+ Tác giả không đặt tên riêng rõ ràng, không chú ý về ngoại hình, hành động ngôn ngữ đối thoại, mà tập trung vào thế giới tâm hồn của nhân vật với suy nghĩ, cảm xúc sâu lắng, nhẹ nhàng
+ Những con người ở Sa Pa cống hiến thầm lặng tuổi trẻ, sức lao động cho đất nước, đó là những con người giàu sức sống và nghị lực
- Chất thơ trong ngôn ngữ:
+ Những câu văn dài kết hợp với hình ảnh đẹp, thơ mộng núi rừng Sa Pa
+ Giọng văn nhẹ nhàng, êm dịu nhưng sâu lắng như bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người
3. Kết bài
- Chất thơ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm: ca ngợi thiên nhiên, con người ngày đêm lao động thầm lặng, cống hiến cho đất nước
- Chất thơ trong truyện góp phần tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long