Đề: Hãy kể 1 câu chuyện cảm động về tình người mà em được biết hoặc chứng kiến ( có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận) Giúp em đi ạ:(

2 câu trả lời

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.


Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.

Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

Xin ctlhn

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.. 
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

=> có yêu tố miêu tả nội tâm của chị Osin,... ; có yếu tố miêu tả căn nhà, bữa tiệc,...

#BTS

xin ctlhn!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước