• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

đề nghị đếm bằng mắt chứ ko phải bằng word Nhờ năm nay,tôi đã đạt đươc danh hiệu học sinh giỏi nên bố mẹ đã cho tôi và gia đình đi bãi biển Vũng Tàu.Vào ngày hôm ấy,tôi rất vui mừng và phấn khích khi được ba mẹ cho đi biển vì điều đó rất xứng đáng cho tôi khi tôi đã nỗ lực có danh hiệu học sinh giỏi. Lúc đó,khoảng chừng 6 giờ sáng thì có một chiếc xe taxi do gia đình tôi gọi đến và đưa gia đình tôi đi.Khi đi vào buổi sáng sớm,các cảnh vật vào buổi sáng mà tôi thấy nó đẹp làm sao.Và kh đi được khoảng 1 tiếng,tôi và gia đình đã đến được bãi biển Vũng Tàu.Khi xuống xe,tôi thấy cảnh đẹp ở đây rất hồn nhiên,mơ mộng.Tôi và gia đình ra để thuê chỗ nghỉ,khi tôi và gia đình đi nhận phòng,thì từ cửa sổ nhìn ra,tôi thấy được những cơn song biển ập ùa ập ùa nghe rất vui tai và một bầu trời xanh biếc trông rất đẹp.Có một vài con chim hải âu bay lượn trên bầu trời,còn trên bãi biển thì các du khách trải tấm thảm ra và nằm phơi nắng,tắm biển,và chơi đùa.Khi tôi bắt đầu xuống tắm biển thì ba mẹ kêu tôi phải khởi động trước xuống và làm nóng người để tránh bị chuột rút.Khi tôi đã khởi động và làm nóng người xong thì tôi xuống tắm,vừa bước chân vô nước biển thì tôi thấy thật mát,tôi và gia đình cùng chơi đùa với nhau thật vui vẻ.Khi tắm biển chán thì tôi lên bờ và chơi lâu đài cát,tôi xây xong thì sóng biển đánh tan lâu đài cát của tôi.Khi đi tắm biển xong thì tôi và gia đình đi ra chỗ nghỉ và ăn.Các món ăn ở khu nghỉ gồm có cua biển hấp,cá ngừ chiên,tôm sú chiên xù.Em cảm thấy ăn những món ăn này rất ngon và tươi do họ mới bắt được ở trên biển nên ăn rất ngọt và tươi.Khi ăn xong thì tôi và gia đình cùng ra bờ biển để bắt các loại hải sản có thể ăn được.Tội bắt được những con tôm tích,ốc đinh,ốc mỡ.Tuy không bắt được nhiều,nhưng tôi bắt để giải trí và tôi đã thả chúng ra biển.Sau đó là buổi chiều,tôi và gia đình đã ra ngoài ban công của phòng nghỉ để ngắm hoàng hôn.Hoàng hôn rất đẹp và ngắm một lúc rồi tôi và gia đình đi về. Em sẽ cố gắng học thật tốt để luôn được đi biển hoặc đi những nơi khác và đó là một trải nghiệm đi biển tuyệt nhất trong đời của em.

2 đáp án
15 lượt xem
1 đáp án
12 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn rồi mục nát hẳn trong xó tối. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”. 1. Ghi lại chính xác câu văn thể hiện yếu tố nghị luận trong văn bản trên.

1 đáp án
15 lượt xem

Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: -Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? -Là con thầy mấy lị con u. -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu.             -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: -À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: -Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: -Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần. DÀN Ý 1/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát tinh thần yêu làng, yêu nước của ông Hai trong đoạn trích “Ông lão ôm thằng con út … khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần” 2/ Thân bài: 2.1/ Khái quát về tác phẩm và đoạn trích: -      Hoàn cảnh sáng tác. -      Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. (Tóm tắt dựa trên tình huống truyện) -      Vị trí đoạn trích. 2.2/ Cảm nhận về tâm trạng và tình yêu làng yêu nước của ông Hai khi trò chuyện cùng con trai út: *Luận điểm 1: Ông Hai trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu: -  Trong tâm trạng dồn nén vì bế tắc, ông chỉ còn biết trút bỏ nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con còn ngây thơ: - Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm, muốn cùng con hướng về cội nguồn.  Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, khẳng định tình yêu sâu nặng với làng. *Luận điểm 2: Tấm lòng thuỷ chung son sắc với cuộc kháng chiến, với cụ Hồ: - Ông Hai luôn ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ hồ, luôn có niềm tin vào cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến. -  Ông Hai nói với đứa con như thể nói với anh em đồng chí, để minh oan cho tấm lòng thành thật của mình và còn để “nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần”. - Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt: “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. => Đó chính là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai-một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các tình cảm đó không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai. 2.3/ Nghệ thuật: Tình huống đầy thử thách, khai thác chiều sâu tâm trạng của nhân vật -Nhân vật được khắc họa thành công qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và nghệ thuật miêu tả - Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói và thế giới tinh thần của người nông dân 3/ Kết bài: -      Khẳng định tinh thần yêu nước của ông Hai trong đoạn trích. -  Đánh giá sự thành công của tác phẩm/Liên hệ bản thân. (LÀM THÀNH BÀI VĂN THEO DÀN Ý GỬI Ở TRÊN Ạ)

1 đáp án
15 lượt xem

còn 50 đ các bạn làm kết bài cho mìnnh nha . . . Ông Hai đi mãi đến xẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ ông lão đã lên tiếng: - Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão vội rút cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn: - Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác.

1 đáp án
12 lượt xem

còn 30 đ các bạn làm kết bài cho mìnnh nha . . . Ông Hai đi mãi đến xẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ ông lão đã lên tiếng: - Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão vội rút cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn: - Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác.

1 đáp án
12 lượt xem