đóng vai nhân vật ông sáu trong truyện ngắn chiếc lược ngà em hãy kẻ lại kỉ niệm về cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau nhiều năm xa cách từ đó hãy nêu ngắn gọn 1 vài cảm nghĩ của em về tình cha con trong cuộc sống hiện tại

1 câu trả lời

Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào tôi còn là một cô bé tám tuổi, chớp mắt một cái giờ đã trở thành một cô giao lien dẫn đoàn cán bộ vượt qua những đường trường nguy hiểm. Cả đời này có lẽ tỗi không thể nào quên được hình ảnh của ba tôi và cái ngày gặp gỡ cuối cùng của tôi với ba mà mỗi lần nghĩ lại tôi không sao kìm nén được những giọt nước mắt.

Tôi còn nhớ ngày ấy ba xa nhà đi chiến đấu tám năm trời. Từ khi sinh ra, tôi chưa từng một lần gặp ba. Tôi chỉ biết mặt ba qua tấm hình ba chụp với má. Rồi một ngày ba trở vể, ba xua chiếc xuống tạt ra. Ba ôm tôi rồi nói “ba đây con”. Tôi ngạc nhiên vô cùng, tròn xoe mắt rồi thét lên chạy đi. Điều đó chẳng khác gì một gáo nước lạnh dội lên người ba. Tôi không tin người đàn ông đó là ba của mình, bởi ông mang một vết thẹo dài trên má.

Tôi luôn lạnh nhạt với ba trong những ngày ba ở nhà. Ba luôn mong tôi gọi một tiếng “ba” nhưng tôi toàn nói trổng chứ nhất quyết không gọi. Trong bữa cơm, ba gắp cho tôi miếng trứng cá nhưng tôi hắt ra làm cơm tung tóe. Nghĩ lại tôi thấy ân hận lắm vì tính ương ạnh, lì lợm của mình. Sau khi nghe bà ngoai nói về vết thẹo dài trên má của ba và tội ác của giặc tôi mới tin đó chính là ba của mình. Nhưng chớ trêu thay, ngày mà tôi nhận ba cũng là ngày ba rời xa tôi mãi mãi. Tôi còn nhớ hôm ấy, mọi người đến nhà tiễn ba tôi rất đông. Mẹ thì để đồ đạc vào ba lô cho ba. Tôi cảm thấy mình như bị lạc lõng, bị bỏ rơi, hết đứng tựa cửa rồi lại ngồi xuống góc nhà. Tôi nhìn ba. Đến lúc chia tay, ba mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay chia tay hết tất cả mọi người, ba đưa mắt nhìn tôi. Tôi nhận ra trong đôi mắt trìu mến ấy còn xen lẫn cả sự buồn bã. Nhìn vào đôi mắt thân thương ấy của ba, tôi bỗng xôn xao. Ba khẽ nói:

– Ba đi nhé con.

Ba bước đi tới bậc cửa, lúc này tôi thấy lòng mình rực lên như ngọn lửa muốn bùng cháy. Tôi hét lên:

– Ba…ba…a…a…!

Tiếng thét của tôi ngân dài, vỡ tung ra. Tiếng “ba” mà tôi kìm nén trong lòng bấy lâu. Ba quay lại nhìn tôi, đôi chân run run. Nhanh như sóc, tôi chạy đến bên ba. Tôi nhảy thót lên ôm lấy cổ ba. Người tôi nóng lên, tôi vừa nói vừa khóc nức nở:

– Ba, không cho ba đi nữa. Ba ở nhà với con cơ.

Nói rồi tôi hôn ba. Tôi hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, rồi hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nữa. Ba rút khăn lau nước mắt cho tôi rồi nói:

– Ba đi rồi ba sẽ về với con

– Không ! Tôi thét lên.

Lúc này tôi sợ lắm. Tôi sợ ba sẽ lại rời xa tôi. Tôi xiết chặt lấy cổ ba rồi dang hai chân, dùng hết sức câu chặt lấy ba. Mọi người xúm lại vỗ về tôi nhưng tôi không chịu. Tôi khóc, tiếng khóc càng to hơn, cả căn phòng chỉ nghe thây tiếng khóc của tôi. Tôi nói:

– Ba về, ba mua cho con cây lược nghe ba.

Tôi nói xong, khóc nấc nghẹn ngào rồi từ từ tụt xuống. Ba nhìn tôi âu yếm rồi hôn lên mái tóc hoe vàng của tôi. Nước mắt của ba cứ thế trào ra, rồi ba mang ba lô đi. Nhưng tôi đâu ngờ, đó lại là ngày cuối cùng tôi gặp ba. Ba hi sinh anh dũng ngoài chiến trường. Trước kh mất, lời chăn chối cuối cùng của ba lại chính là gửi bác đồng đội chiếc lược ngà mang về cho tôi. Đó là cây lược chứa đựng bao tình cảm sâu nặng ba dành cho tôi, ba đã giữ đúng lời hứa. Nghĩ lại mọi chuyện, tôi càng thấy thương ba và giận bản thân mình hơn.

Giờ đây, tuy ba đã đi xa lắm rồi, nhưng hình ảnh của ba cùng vết thẹo dài trên má vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Ba sẽ tiếp sức cho tôi đi trên con đường gian khó. Tôi sẽ cô gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trở thành cô giao liên dũng cảm để ở thế giới bên kia ba được vui lòng và tự hào về cô con gái bé bỏng của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

1 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước