• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Yup e ạ a. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học . (Ngữ văn 8, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) _______________________________________________________ b. Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh. Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này. (Ngữ văn 8, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) _________________________________________________________ c. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm ra chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che… Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Ngữ văn 8, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) d. Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng kịp nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.Vì tôi biết rõ nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư , nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.' (Ngữ văn 8, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) e. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết. (Ngữ văn 8, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018) 2. Chú ý một số dạng câu hỏi sau: - Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả, tên nhân vật. - Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. - Nêu nội dung đoạn trích. - Cho biết ý nghĩa của mối quan hệ được sử dụng trong câu ghép. - Tìm và nêu tác dụng của các câu ghép có trong đoạn trích. - Tìm và nêu tác dụng của các dấu ngoặc đơn, dấu hai có trong đoạn trích. - Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích. - Rút ra bài học cho bản thân.

1 đáp án
10 lượt xem

ĐỀ 5 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. “Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế mới tiến bộ; Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”. Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng.” (Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh) Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích trên. Câu 2. (1,0 điểm): Nội dung chính của phần trích trên là gì? Câu 3. (1,5 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu: “Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người.” Câu 4 (1,0 điểm): Từ phần trích trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

2 đáp án
15 lượt xem

Đề 3: PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ... “Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau, tỉ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình! Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ ải căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa.” (Trương Khắc Hà, Báo Dân trí) Câu 1. (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. (1,5 điểm). Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi…” Câu 4 (1,0 điểm). Từ phần trích trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?.

1 đáp án
10 lượt xem

Sửa hoặc thêm đoạn cho nó hay và dài hơn hộ mk nha kỉ niệm của em với người bạn thân nha Có thể nói kỉ niệm luôn là những điều đáng trân quý nhất đối với mỗi người, bởi vì chúng là thứ ta không có được ở hiện tại, cũng chẳng thể kiếm tìm ở tương lai mà chỉ có thể hoài niệm trong dòng kí ức. Nhất là kỉ niệm của một thời niên thiếu non dại thì lại càng đáng trân quý hơn biết bao. Nó như có sức mạnh, gợi cho ta thêm niềm vui hay nỗi buồn. Ngồi ngắm lại những tấm hình xưa, lòng tôi cũng không khỏi xuyến xao khi nhớ lại tình bạn với Linh- người bạn thuở thơ ấu đã từng rất thân thiết. Tôi với Linh chơi với nhau đến nay cũng đã được khoảng 5 năm. Chúng tôi luôn sẻ chia với nhau vui buồn trong cuộc sống, cũng như có những kỉ niệm chẳng thể quên.Đó là một tình bạn đẹp, một câu chuyện nhưng buồn.. Và đây là một trong số đó. Vì bản tính tò mò nên tôi đã đọc trộm nhật kí của Linh. Hôm đó vẫn như mọi hôm, tôi sang nhà Linh chơi và học bài. Trong lúc Linh đi xuống uống nước, tôi đi loanh quanh phòng và chợt phát hiện ra 1 quyển sổ xinh xinh rơi trên sàn nhà. Tò mò nhặt lên, tôi phát hiện ra đó là sổ nhật kí của Linh. Sau đó, tôi đã không kìm được và mở ra đọc Khi phát hiện ra cậu ấy thực sự rất tức giận. Linh giật phắt quyển sổ trên tay tôi và nói: - Tại sao cậu lại đọc trộm nhật kí của tớ cơ chứ Tôi ấp úng không nói được gì: - Tớ.. tớ thấy .. nó rơi trên sàn Cậu ấy dường như không thể tin được tại sao tôi lại làm như thế. Tôi tự trách bản thân mình tại sao lại tò mò đến những thứ riêng tư, cá nhân của Linh như vậy. Chắc giờ đây bạn ấy đang rất tức giận. Nhìn khuôn mặt giận dữ cũng như lời nói và hành động của Linh càng làm tôi hối hận biết bao nhiêu. Trong thâm tâm tự dằn vặt bản thân suốt trên dường trở về nhà. Tôi nghĩ mãi không biết nên làm thế nào để Linh tha lỗi cho mình. Tâm trí tôi cả ngày chỉ xoay quanh những chuyện ấy, càng nghĩ tôi càng hối hận vô cùng. Liệu tình bạn của chúng tôi có rạn nứt sau một hành động sai lầm kia của tôi hay không? Sau đó, Linh tránh mặt tôi suốt 1 tuần, mặc cho tôi có xin lỗi như thế nào đi chăng nữa.Cuối cùng,Linh cũng chịu tha thứ cho tôi. Từ đó chúng tôi lại làm lành và trở nên thân thiết hơn. Tôi nhận ra rằng ai cũng có những góc riêng tư khác nhau mà kể cả dẫu có thân thiết đến đâu thì cũng nên giữ chừng mực, không nên tùy tiện như vậy.

1 đáp án
9 lượt xem

ĐỀ 2 : PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ mặc đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt, ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như cất được gánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lạng đi...Tất cả vờ òa cảm xúc... Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa, tiếng khóc của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19 thì em ơi cứ ngủ thật ngon lành vì trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình hết lòng vì người bệnh, tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đầm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà, đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát “ À ơi, con cò bay lả bay la..” (Trích Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50.) Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,5 điểm). Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn sau: “Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19 thì em ơi cứ ngủ thật ngon lành vì trong này bình yên lắm.” Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích trên, em rút ra được những thông điệp gì ?

1 đáp án
10 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên. Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp. Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ. ... Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối. (Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020) Câu 1. (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. (1,5 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.” Câu 4 (1,0 điểm). Từ phần trích trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?.

2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

ĐỀ 2. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 số tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đọan trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ tiêu biểu trong câu văn sau: Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó? Giúp mình với ạ . Cảm ơn mn nhiều lắm .

2 đáp án
12 lượt xem

ĐỀ 1. PHẦN I. Đọc-hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo http://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015) Câu 1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn bản Câu 3. (1,0 điểm): Xác định đặc sắc của biện pháp tu từ và hiệu quả của nghệ thuật mang lại trong câu văn sau: “Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn”. Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy nêu bài học em nhận được từ đoạn trích. Mọi người giúp mình với ạ . Mình xin cảm ơn nhiều

1 đáp án
7 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem