ĐỀ 5 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. “Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế mới tiến bộ; Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”. Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng.” (Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh) Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích trên. Câu 2. (1,0 điểm): Nội dung chính của phần trích trên là gì? Câu 3. (1,5 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu: “Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người.” Câu 4 (1,0 điểm): Từ phần trích trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

2 câu trả lời

Câu 

Đ: Nghị luận

-Câu 

Nội dung chính là: Thói kiêu ngạo là một thói xấu, nên lược bỏ và không nên kiêu ngạo

-Câu 

-Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu: "Giữ thói kiêu ngạo cũng như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người."

Phép so sánh: ngang bằng

Sự vật, sự việc được so sánh: Giữ thói kiêu ngạo

Sự vật sự việc được mang ra so sánh: giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người

Tác dụng: Giúp người đọc tưởng tượng rõ hơn, hình dung rõ nét hơn về tác hại của bệnh ích kỉ

Câu 4)

Thái độ của tác giả cho thấy Bác rất đề cao nội dung này, mong mọi người không nên kiêu ngạo, sống khiêm tốn mà không tự kiêu

 Bài học rút ra cho bản thân: Không nên kiêu ngạo về bản thân mình, nên sống khiêm tốn và điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Câu 1: PTBD: Nghị luận

Câu 2: ND chính: tác hại của thói kiêu ngạo trong cuộc sống và từ đó tác giả mong muốn mọi người nên rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.

Câu 3:

-Biện pháp tu từ: so sánh “thói kiêu ngạo'' với ''căn bệnh mãn tính khó chữa trong người''.

- Tác dụng: 

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm câu văn thêm sinh động, thuyets phục người đọc và người nghe.

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật tác hại thói kiêu ngạo trong cuộc sống, từ đó nhắc nhở mọi người loại bỏ thói kiêu ngạo, rèn cho mình tính khiêm tốn.

+ Thể hiện thái độ phê phán của tác giả với những người có thói kiêu ngạo.

Câu 4:

   Bài học:

- Bài học nhận thức: nhận thức được tác hại của thói quen kiêu ngạo trong cuộc sống , từ đó có ý thức loại bỏ thói xấu này và rèn luyện tính khiêm tốn.

- Bài học hành động:

+ Sống giản dị, khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là giỏi, là hơn người khác.

+ Trong văn hóa ứng xử, phải nói năng nhỏ nhẹ, điềm đạm, cư xử lễ độ, nhún nhường và tôn trọng mọi người.

+ Trong công việc và cuộc sống: phải biết đánh giá đúng về khả năng của bản thân, nhận thức được cái chưa đúng , chưa giỏi của mình, không khoe khoan thành congo mà phải luôn có ý thức học lắng nghe, học hỏi mọi người để thành công hơn nữa.

Cực kỳ đúng luôn vì cô mình đã chưa đề này rồi nha:>

Câu hỏi trong lớp Xem thêm