• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể Hịch Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh Câu 2: Trần Quốc Tuấn viết bài "Hịch tướng sĩ" khi nào? Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257) Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285) Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287) Sau chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu 3: Trong văn bản, Trần Quốc Tuấn đã nêu gương các bậc trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách việt Nam là đúng hay sai? Đúng Sai Câu 4: Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn? Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh cùng sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Câu 5: Hãy đánh dấu vào những hành động của các tướng sĩ mà Trần Quốc Tuấn phê phán trong số các hành động được nêu dưới đây * 5 điểm Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Bóc lột nhân dân khi có dịp thuận lợi Lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển Mải mê tranh giành quyền lực trong triều Vui thú ruộng vườn, quyến luyến vợ con Lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn mà quên việc binh Nịnh nọt, luốn cúi để có địa vị trong các đạo quân Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đại yến ngụy sứ mà không biết căm Câu 6: Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài "Hịch tướng sĩ" Câu 7: Qua bài "Hịch tướng sĩ" em cảm nhận thế nào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn?

1 đáp án
32 lượt xem

Câu 1: Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh nên người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói: “Tôi là hiện thân của hòa bình, các nơi sẽ như thế nào nếu không có tôi, tôi thật sự quan trọng cho mọi người”. Ngọn nến thứ hai lên tiếng: “Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành, hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi”. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: “Tôi là hiện thân của tình yêu, tôi mới thật sự quan trọng, hãy thử coi, nếu không có tình yêu cuộc đời sẽ ra sao”. Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung. Một cậu bé chạy vào phòng, một ngọn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao ba ngọn nến lại tắt?” – Cậu bé sửng sốt nói và òa lên khóc. Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: “Đừng lo lắng cậu bé, khi tôi còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng ba ngọn nến kia, bởi vì tôi chính là niềm hi vọng”. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những ngọn nến vừa tắt. Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời… khi giữ được hi vọng, chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của “Hòa bình, lòng trung thành và tình yêu”. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện. b. Xác định chức năng của hai câu nghi vấn sau: - Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung. Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến: “Tại sao ba ngọn nến lại tắt?”. - Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? (Trích “Ông Đồ” – Vũ Đình Liên) Câu 2. Từ việc rút ra ý nghĩa của câu chuyện trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của bản thân về “niềm hi vọng” trong cuộc sống ngày nay.

2 đáp án
88 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem