Giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở quê hương Kon Tum. giúp em :((

2 câu trả lời

MB: Giới thiệu sơ lược về danh lam thắng cảnh Măng đen.
TB: Măng Đen Nằm cách thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) hơn 50 km là một địa danh thuộc huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum. Nằm ở độ cao 1.100 mét, với rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ cùng hàng chục hồ và thác nước, Măng Đen được ví như một “Đà Lạt” của khu vực Bắc Tây Nguyên bởi khí hậu ôn đới mát mẻ và bạt ngàn thông xanh. Với chúng tôi trong cuộc hành trình ngược về con đường huyền thoại Trường Sơn, Măng Đen còn hơn thế nữa vì trên đỉnh cao quanh năm sương mù này vẫn in dấu một thời hào hùng của dân tộc. Măng Đen hiện đang được định hướng quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.
Có lẽ xuất phát điểm của “niềm tự hào” Măng Đen chính là địa hình vùng này tiếp giáp với các vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Gia Lai và Quảng Ngãi như Kbang, Ba Tơ, đồng thời là một “điểm nhấn” trên tuyến hành lang nối Đông và Tây đường Trường Sơn. Do vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên trước ngày giải phóng, địch đặt cả một hệ thống hành chính, quân sự tại đây nhằm đàn áp phong trào cách mạng địa phương và án ngữ khu vực phía Bắc Tây Nguyên hòng chặn đứng mọi lưu thông trên con đường huyền thoại. Bấy giờ, Măng Đen là quận lỵ Chương Nghĩa của địch, chúng bố trí các cụm cứ điểm quân sự kiên cố với hàng ngàn binh lính được trang bị hỏa lực mạnh như Măng Đen, ngoài ra chúng còn xây dựng sân bay Măng đen phục vụ cho việc vận chuyển lực lượng, vũ khí bằng đường không, đồng thời đưa quân đi càn quét vùng căn cứ của ta.
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, Măng Đen gặp rất nhiều khó khăn do nằm xa trung tâm tỉnh Gia Lai- Kon Tum (cũ), giao thông trắc trở (từ thị xã Kon Tum muốn đến Măng Đen phải đi bộ mất hai ngày) đã vậy hậu quả chiến tranh để lại nặng nề nên đời sống của người dân cực kỳ gian khổ. Hàng chục năm sau đó, câu nói vui “ruồi vàng, bọ chó, gió Măng Đen” luôn làm cho những người có dịp lên đây đều cảm thấy bất an song đồng bào các dân tộc Măng Đen nói riêng và huyện Kon Plông nói chung vẫn kiên cường chịu đựng, vượt qua khó khăn, xây dựng địa phương. Năm 1991 tách tỉnh, tái lập tỉnh Kon Tum, rồi năm 2004 tách huyện, Măng Đen trở thành thị trấn huyện lỵ Kon Plông, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum.
Vài năm gần đây Măng Đen trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Từ thành phố Kon Tum theo quốc lộ 24 qua khỏi thị trấn Đak Rve lên ngọn đèo cao lập tức chúng ta như lạc vào một thế giới khác với núi rừng trùng điệp và bạt ngàn thông. Măng Đen cũng nằm trên đường phân thủy của hai vùng Đông và Tây Trường Sơn, tại đây chúng ta có thể chứng kiến cảnh bên này mưa, bên kia nắng. Với độ cao hơn 1.200 mét so với mực nước biển, khí hậu thay đổi đột ngột, cái nắng nóng cuối mùa khô Tây Nguyên như đã để lại dưới thung lũng Kon Rẫy, thay vào đó là sự mát mẻ, lành lạnh của khí hậu ôn đới Măng Đen. Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ trước, người Pháp đã khảo sát đưa cây thông vào trồng trên cao nguyên nầy. Rồi đến những năm sau ngày giải phóng, chính quyền địa phương cũng tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích rừng thông. Hiện nay với trên 4.000ha rừng thông và khoảng 100.000 ha rừng nguyên sinh, Măng Đen có độ che phủ cao nhất nước (65%) phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp không khói với loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Măng Đen còn được biết đến như một vùng đất linh thiêng, với bức tượng Đức Mẹ bị cụt tay được đặt trên đỉnh đồi cao nhất của Măng Đen.
KB: Cảm nghĩ lại về danh thắng.

Chúc bạn học tốt

Toà giám mục Kon Tum tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935. Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý, có độ bền cao với thời gian. Nằm khuất sau hai rặng sứ luôn rợp bóng mát, Toà giám mục mang dáng vẻ yên bình như chính nhịp sống của người Tây Nguyên. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ. Một trong những điểm nhấn tại Toà giám mục Kon Tum là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Đây là nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất mến khách này.