cảm nhận của em về câu thơ 'cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng'

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Điều kiện ăn uống của Bác rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Câu thơ" Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng'  đã cho ta thấy chuyện ăn uống của Bác. Nếu các ẩn sĩ ngày xưa có ăn trúc, măng giá thì thỉnh thoảng hay là cách nói ước lệ "Thu ăn trúc, đông ăn giá" còn Bác cháo bẹ, rau măng thì rất thực. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm trở thành món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cụm từ " vẫn sẵn sàng" cho thấy cháo bẹ rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị, đồng thời còn cho thấy một tâm thế, một tinh thần Cách mạng luôn sẵn sàng dù cuộc sống có gian khổ. Cuộc sống dù thiếu thốn gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan, vui tươi, say mê với cuộc sống, hòa hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó