• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết .. Một người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn... (Nam Cao, Lão Hạc) b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? -Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ , Nhớ rừng) c) Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? (Khái Hưng, Lá rụng) d) Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm…Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi) Câu hỏi: -Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? - Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?

1 đáp án
61 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

a. Cái Tí chưa hiểu hết câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống(1): - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?(2) Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:(3) - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.(4) Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.(5) (…) Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im.(6)Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc(7): - U nhất định bán con đấy ư?(8)U không cho con ở nhà nữa ư?(8)Khốn nạn thân con thế này!(9) Trời ơi!...(10) (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) b. Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa.(1) Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ van lạy rối rít.(2) Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằng tinh, chúng mới hoàn hồn.(3) Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác.(4) Hắn nói(5) - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu.(6) Nay em giết nó , tất không khỏi bị tội chết.(7) Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.(8) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.(9) Thạch Sanh thật thà tin ngay.(10) Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.(11) (Thạch Sanh, Lí Thông – Truyện cổ dân gian) c. Một nụ cười rất khẽ trôi qua trên môi Tường, nhưng dường như không phải nó cười với tôi.(1) Tôi đoán nó đang mỉm cười với chính những hình ảnh vừa hiện ra trong đầu nó.(2) - Hôm đó con Nhi khóc sướt mướt vì bị một đám trẻ vây quanh chọc ghẹo.(3) Em vừa tới nơi, lập tức nhảy xổ vào.(4) Tôi nhướng mắt lên(5) - Rồi sao nữa?(6) - Em gạt tay cả bọn, quát lớn(7) “ Buông ra!(8) Không đứa nào được bắt nạt bạn tao!(9)” Em quát vừa dứt câu, tụi kia lập tức xúm vào đánh em tới tấp.(10) Con Nhi thấy vậy, không những không thôi khóc mà còn khóc to hơn. (11) (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh- Nguyễn Nhật Ánh) Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy tìm các kiểu câu: a. Câu nghi vấn (câu hỏi) b. Câu cầu khiến. c. Câu cảm thán. Câu 2: Đặc điểm hình thức nào giúp em nhận biết các kiểu câu ấy? Câu 3: Những câu còn lại thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? Câu 4: Câu cầu khiến trong 2 đoạn văn b và c có gì khác nhau về hình thức?

1 đáp án
85 lượt xem