Mở đầu bài chiếu, tác giả viện dẫn sử sách Trung Hoa và còn dựa vào " mệnh trời". theo em, như vậy có phải là thiếu ý thức dân tộc và duy tâm? Tại sao có thể coi đó là tiền đề làm chỗ dựa thuyết phục triều thần? Hãy lí giải ý kiến của em.

2 câu trả lời

 Sử sách Trung Quốc khi bàn luận về sự hưng vượng của các bậc đế vương đều quy vào thiên mệnh. Trong Đại Việt thông sử, các quan niệm ấy cũng được thể hiện tương tự. Điều đó cũng được thể hiện một cách có hệ thống. Ví dụ trong Thái tổ bản kỷ, quyển 1 viết: “Hoàng đế sinh giờ tý ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất sửu (1385), nhằm niên hiệu Xương phù thứ 9 nhà Trần, sanh tại làng Chủ sơn, huyện Lôi dương. Nguyên trước, xứ Du sơn thôn Như áng hậu thuộc làng này (Chủ sơn), có một cây quế, dưới cây quế này có con hùm xám thường xuất hiện, nhưng nó hiền lành, vẫn thường thân cận với người mà chưa từng hại ai. Tự khi Hoàng đế ra đời thì không thấy con hùm ấy đâu nữa. Người ta cho là một sự lạ! Ngày Hoàng đế sinh ra trong nhà có ánh hào quang đỏ chiếu sáng rực rỡ và có mùi thơm ngào ngạt khắp làng. Khi lớn tuổi, ngài thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng mồm rộng; sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên; bả vai bên tả có bảy nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ; tiếng nói vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường. Khi Hoàng đế giúp việc ở Khả lam, được hồn sư ông Bạch Y hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát "đế vương" ở động Chiêm Nghi. Thời ấy, người phường chài ở sách Mục sơn là Lê Thận, đêm nào cũng thấy khoảng sông Lam Xuyên có luồng ánh sáng như bó đuốc cháy, rồi hơn một tháng sau, bỗng chài được một thanh sắt dài hơn một thước, hình tựa thanh đao cũ, đem về để trong nhà, ngay hôm ấy Hoàng đế đến nhà y, thấy trong nhà tối có một luồng ánh sáng, liền tới chỗ đó lấy thanh đao đem về, về đến nhà, không phải mài mà sáng như đao mới, nhận thấy có hàng chữ triện khắc trên thân đao, biết là một thanh bảo kiếm. Đêm hôm sau, có trận mưa gió, sáng ra, thấy trong vườn rau có lốt chân thần in trên lá rau, Hoàng đế sai người vẽ hình vết chân ấy. Ngày hôm sau, Hoàng hậu ra vườn hái rau, đến chỗ cây rau có hình bàn chân, bỗng được một quả ấn báu, bề dài bề rộng ngay ngắn, mặt quả ấn khắc mấy chữ lối triện. Trên quả ấn khắc đích họ tên Hoàng đế, nhận kỹ mới rõ. Hoàng đế biết rõ bảo vật của trời đất ban cho, bèn cúi đầu lạy tạ. Ngày hôm sau, bỗng được cái chuôi thanh kiếm ở cây đa, rửa sạch đất cát đi, thấy có khắc hình con rồng và con hổ, và hiện ra hai chữ "Thanh Thúy", đem lắp vào thanh kiếm đã bắt được hồi trước, vừa vặn không sai tý nào, càng tin là vật thần cho”[1].

Hay, việc Thái Tổ nhận mệnh trời được ghi chép trong Công thần truyện, Trần Nguyên Hãn, quyển 32: “Khi nhà nhuận Hồ mất ngôi, giặc Ngô xâm chiếm nước Nam, trăm họ lầm than, ông nuôi chí cứu đời giúp dân. Một đêm ông đến lễ thần ở đền Bạch Hạc, thấy thần ở đền núi Tản Viên bảo với thần ở đền Bạch Hạc rằng trời đã sai Lê Lợi người ở Lam Sơn làm vua nước An Nam. Liền đó, ông vào Thanh Hoá tìm Thái Tổ, một lòng theo vua”.

Trong giai đoạn khởi nghĩa, một số ghi chép đã thêm thắt tính thần thánh về Lê Thái Tổ (tại vị 1428-1433). Việc lấy mệnh trời làm tính chính đáng cho sự kiến lập triều không phải là ngoại lệ ở thời kỳ đó. Một loạt những ghi chép theo cách này còn viết cả về Thái Tông (tại vị 1434-1442), Thánh Tông (tại vị 1460-1497), Hiến Tông (tại vị 1498-1442). Con trưởng của Thái Tổ là Tư Tề bị phế bỏ, con thứ Nguyên Long kế vị là Thái Tông. Mẹ của Thái Tông mất trong giai đoạn khởi nghĩa Hậu phi truyện, Thái Tổ Phạm thái hậu, quyển 29 viết: “Năm Ất Tị (1425), vua Thái Tổ vây Nghệ An, đến thành Trào Khẩu ở Hưng Nguyên, nơi này có đền thờ thần Phổ Hộ. Ban đêm, nhà vua nằm mộng thấy có vị thần đến bảo rằng: “Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt được giặc Ngô, làm nên nghiệp đế”. Hôm sau, vua gọi các bà vợ đến hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm thiên tử”. Các bà không ai nói gì, chỉ có hoàng hậu khảng khái quỳ thưa: “Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con thiếp”. Nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bề tôi, nhận theo lời hẹn đó. Lúc này hoàng hậu mới có con được ba tuổi, bèn giao cho người hầu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần, dùng hoàng hậu làm vật tế. Hoàng hậu bèn mất. … Nhà vua còn cử quận vương Tư Tề (là con của Lê Lợi, không phải do bà Ngọc Trần sinh) làm giám quốc, quận vương mắc bệnh điên, không hợp ý vua. Vua nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của người thừa kế. Một hôm, giữa trưa vua nằm ngủ, chợt mộng thấy hoàng hậu than trách rằng: “Nhà vua phụ công của thiếp: từ hồi mới khởi nghĩa, đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng”. Vua tỉnh dậy, lòng bồi hồi xúc cảm, bèn lập Thái Tông làm con đích”.

Căn cứ theo bản Chiếu thư viết vào năm Thuận Thiên thứ tư 1431 (Thái Tổ bản kỷ), Thái Tổ muốn con trưởng, con thứ lần lượt theo thứ bậc mà làm giám quốc, không thay đổi thái tử. Theo Đế hệ truyện, Quận ai vương, quyển 30, Tư Tề bạo ngược, giết người, đã dẫn đến việc phế lập được ghi: “Lúc bấy giờ nhà vua nhiều bệnh, chính sự lớn của quốc gia đều giao cho vương quyết định. Nhưng vương mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, dần dần không hợp ý vua. Năm thứ sáu (1433), vua gọi Thiệu uý Lê Khôi vào điện hỏi về việc lập người nối ngôi. Khôi bàn lập Thái Tông (Nguyên Long), bấy giờ nhà vua mới quyết. Tháng 8, vua giáng vương xuống tước Quận vương, ban chiếu lấy con thứ là Nguyên Long kế thừa đại thống”. Bản kỷ và Hậu phi truyện chép, ý của Thái Tổ lúc đầu muốn huynh đệ kế thừa lẫn nhau, không muốn lập con thứ. Tôi đoán rằng, có thể đến năm thứ sáu, Thái Tổ muốn phế Tư Tề (Quận ai vương), lập con thứ làm thái tử, mà mẹ của thái tử chết trong thời khởi nghĩa, là sự biên tạo về một truyền thuyết.

Về Thánh Tông, Hậu phi truyện, Ngô hoàng hậu, quyển 29 có ghi chép rằng: “Tháng 6 năm Đại Bảo thứ nhất (1440), sách phong làm Tiệp dư, ở cung Khánh Phương. Bà thường cầu tự, một hôm nằm mộng thấy thượng đế ban cho một vị tiên đồng, liền sau đó có mang. Ngày lâm bồn lại nằm mơ đến chỗ thượng đế, thấy thượng đế sai một tiên đồng xuống làm con trai bà, tiên đồng dùng dằng không chịu đi ngay, thượng đế giận, cầm cái hốt ngọc đánh vào trán chảy cả máu. Bà giật mình tỉnh dậy, bèn sinh ra vua Thánh Tông. Trên trán vua còn hằn rõ vết sẹo, giống như đã thấy trong mộng”.

Về vua Hiến Tông, Hậu phi truyện, Thánh Tông Nguyễn hoàng hậu, quyển 29 có chép:

“Thần đế chưa có thái tử. Hoàng thái hậu Quang Thục lệnh cho ông Đức Trung cầu đảo ở am Từ Công núi Phật Tích, bà Quang Thục bèn chiêm bao thấy đến trước thượng đế, xin thượng đế ban cho có con nối ngôi. Thượng đế phán rằng: “Cho Thiên Lộc xuống làm con họ Nguyễn”, rồi bế tới đưa cho. Nhân đó tỉnh dậy. Không lâu sau bà có mang. Thái hậu lại sai ông Đức Trung cầu đảo ở am Từ Công. Khi vừa mới làm lễ thì có hòn đá rơi xuống trước mặt. Ông Đức Trung cho là lạ, nhặt lấy, rồi sai thợ tạc một pho tượng, bỏ hòn đá vào trong. Lại làm riêng một cái am để thờ, và giấu kín việc ấy. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, bà lại nằm mộng thấy rồng vàng từ trên trời hiện xuống, bay vào nơi bà ở. Trong chốc lát, bèn sinh hoàng tử, đó là vua Hiến Tông.

Thánh Tông cũng như Thái Tông, trong lúc tại vị đều gặp thăng trầm. Thái Tông có 4 người con, Nhân Tông là con thứ. Nhưng sau, trưởng huynh là Lê Nghi Dân đã giết vua cướp ngôi. Không đầy một năm, các vị đại thần nổi dậy lật đổ để lập Thánh Tông. Thánh Tông là em út của Thái Tông, nhưng khi đó một người anh tâu rằng mình có quyền kế vị hợp pháp. Có thể nói, rơi vào tình huống nguy nan trong việc giành được ngôi báu của Thánh Tông là điềm lành của mệnh trời, thể hiện tính quyết định ở lòng người. Sau Thánh Tông, Hiến Tông đã tiếp tục kế vị một cách bình thường. Nhưng, Thánh Tông nhiều con, nên sự bảo đảm bởi mệnh trời hầu như vẫn là một điều quan trọng

            Đến nay, sự lỗi thời của tư tưởng thiên mệnh là rất rõ ràng. Nhưng, vào thời đó, nó được coi là sự đảm bảo cho tính chính đáng của sự thống trị. Chí ít, có thể nói rằng, tư tưởng mệnh trời vẫn là nguyên tắc chỉ đạo khi Lê Quý Đôn biên soạn Đại Việt thông sử. Bởi vì, trong Hậu phi truyện và Đế hệ truyện còn có cả những bà hậu phi không có duyên phận, hoặc cả những vị hoàng tử không có được vận may của mệnh trời. Không chỉ có vậy, người không giành được ngôi vị là do có thiên mệnh nhưng lại không có cơ duyên. Đế hệ truyện, An vương Tuân có chép: “An vương Tuân là con trưởng của vua Hiến Tông, mẹ họ Mai, mang thai 11 tháng, sinh ngày Canh Thìn 21 tháng 5, năm Hồng Đức thứ 13 (1482). Hôm ấy trời mây tối sầm, mưa to gió lớn, đến sáng hôm sau mới hết. Vương thông minh tĩnh ngộ, học rộng, khí lực hơn người, nhưng tính khí nóng nảy, thích mặc áo con gái. Lúc bé, vì trái ý mà dùng thuốc độc định giết mẹ, bị vua Hiến Tông ghét, nên đã bỏ cả thứ bậc, lập tam hoàng tử. Năm Cảnh Thống thứ 7 (1504), vua mất, bà phi họ Cao muốn lập vương lên ngôi, nhưng đại thần không theo, vẫn lập Túc Tông (tại vị 1504). Vương không oán hận, chỉ thờ mẹ hết đạo hiếu, sớm hôm thăm hỏi, đổi hết nết xưa. Lại tự cho mình là bậc trưởng bị hiềm nghi, nên tìm cách giấu mình suốt thời Uy Mục (tại vị 1505 – 1508) mà không bị nghi kị. Ngày 20 tháng 9 năm Hồng Thuận thứ 4 (1512) thì mất, thọ 31 tuổi, tặng là An Đại vương, đem về táng ở quê ngoại là xã Biện Hạ, bao phong là phúc thần. Sau thời Trung Hưng, nhiều lần gặp tai vạ, phúc thần đã ngầm giúp quan quân đánh diệt nguỵ Mạc thu phục kinh thành, được gia phong là Chiêu cảm Linh ứng Phù quốc Hiển hưu Tế công Trợ thuận Quảng hoá Hoằng phu Hoằng đức Hậu trạch đại vương. Còn cấp phu quét dọn, ban điển tế lễ, để biểu dương sự linh dị”.

Ngược lại với người đạt được địa vị quân chủ, vị thái tử bị phế này sinh ra đúng lúc trời mưa to gió lớn, đây là điềm xấu của mệnh trời, dự báo việc có giành được ngôi vị cũng sẽ bị lật đổ. An vương Tuân sau trở thành thần, được âm trợ để diệt nhà Mạc. Lê Quý Đôn đã ghi chép lại những việc đó, thể hiện sự mong đợi việc mệnh trời phù trợ nhà Lê.

            Lê Quý Đôn cũng ghi chép cả về người được vận may làm vua nhưng không chính thống. Nghịch thần truyện, Trần Cảo, quyển 30 có viết: Cảo thấy lời sấm truyền trong dân gian rằng: “phương Đông có khí thiên tử, bèn rủ rê tụ tập bọn vong mạng, giả xưng là cháu năm đời của Trần Thái Tông, và là ngoại thích của Quang Thục hoàng thái hậu. Tháng 3 năm Hồng Thuận thứ 8 (1516), y cùng với con tên là Thăng và đồng đảng là bọn Phan Ất người Chiêm Thành, Đình Ngạn, Đình Nghệ, Công Uẩn, Đình Bảo, Đoàn Bố, dấy binh làm phản ở chùa Quỳnh Lâm, chiếm cứ huyện Thuỷ Đường và Đông Triều. Cảo mình mặc áo đen, quân lính đều cạo trọc đầu, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, để mê hoặc lòng người”. Đây là ví dụ về sự lợi dụng “điềm trời” để tạo phản, nhưng thông qua sự miêu tả của Lê Quý Đôn, người lấy mệnh trời bằng dùng mưu gian xảo trá để lừa dân, kết cục là thất bại.

            Trong 5 quyển Nghịch thần truyện, có 4 quyển (quyển 31, 32, 33, 34) là lịch sử từ khi cướp ngôi đến lúc diệt vong của nhà Mạc. Trong đó, không hề có bất cứ ghi chép nào về điềm trời. Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh khi đó, nhà Mạc đã biết cách tạo ra rất nhiều điềm trời để khẳng định tính chính đáng của mình, nhưng bởi vì Lê Quý Đôn coi nhẹ nhà Mạc mà không lựa chọn mô tả một điềm trời nào. Nhưng ngược lại, về sự hưng vong của nhà Mạc, đáng lưu ý có hai đoạn ghi chép. Hậu phi truyện, Minh Tông Trịnh hoàng hậu, quyển 29 ghi chép việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi vào năm thứ sáu Cung hoàng thống nguyên 1527: “Đăng Dung sai kẻ hầu đem tới một dải lụa vàng bắt vua và Thái hậu phải tự thắt cổ. Thái hậu ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Mạc Đăng Dung là bề tôi bất trung, đã được đội ơn tiên đế, lại quên lời thề với núi sông, đã làm việc thoán nghịch, lại giết mẹ con ta. Cầu cho con cháu của ngươi sau này cũng bị như thế”. Nói rồi, liền cùng với vua tự thắt cổ chết”.

            Lê Quý Đôn còn ghi lại một việc phi chính thống không theo mệnh trời. Nghịch thần truyện, Trần Cảo, quyển 30 viết: Còn vào năm Quang Hưng thứ 15 năm 1592, nhà Mạc bị diệt vong, vua cuối cùng là Mạc Mậu Hợp bị bắt 11 tháng sau đó. Mậu Hợp tự liệu không thoát nổi, bèn thổ lộ thực rằng: “Mấy ngày trước đây, tôi chạy trốn ẩn núp trong rừng rậm, đã quá đói khát, dám xin cho một bình rượu uống cho đã”. Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi uống thoả khát, Mậu Hợp ngậm ngùi than rằng: “Nghiệp chướng quá sâu, nay muốn làm một thứ dân cũng không thể được. Tội lỗi đều do tổ tiên đã giết vua cướp ngôi, đến nỗi con cái ngày nay phải mắc tội nặng như vậy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước hoàng thượng, để bày tỏ sự tình mà lòng tôi mong muốn”.

  Trịnh thái hậu và Mạc Mậu Hợp đều bị báo ứng. Điều này thể hiện sự căm ghét kẻ soái nghịch, trở lại đạo trời và từ đó, khẳng định tính chính đáng của triều Lê.

Tính quan trọng của mệnh trời còn có thể nhìn thấy từ niên hiệu. Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên, Lê Nghi Dân cướp ngôi, niên hiệu Thiên Hưng (1459). Trần Cảo khởi nghĩa, lập Nguyên Thiên Ứng (1516). Mạc Đăng Dung lập Lê Tôn, cải niên hiệu thành Nguyên Thiên Hiến. Mạc Đăng Doanh niên hiệu Đại Chính (1530-1540), cũng gọi là Thiên Chính. Mạc Phúc Nguyên niên hiệu Vĩnh Định (1547); Cảnh Lịch (1548-1553); Quang Bảo (1554-1561). Qua đó, có thể thấy, nguyên tắc chung của việc lập niên hiệu là vừa dựa theo triều đại mới (cả do khởi nghĩa và cướp ngôi), vừa dùng niên hiệu dựa theo ý thức mệnh trời, để cùng thể hiện việc nhấn mạnh đến sự vững chắc của ngôi báu.

Khi giành được địa vị đế vương, sự nỗ lực cá nhân đương nhiên là tất yếu, nhưng mức độ quan trọng của hai yếu tố này, cũng như sự phối hợp giữa hai yếu tố ra sao? Dưới đây, chúng tôi có thể cung cấp một số gợi ý. Nghịch thần truyện, Trần Cảo, quyển 30 ghi chép bài Hịch việc Lê Nghĩa Chiêu thảo phạt Trần Cảo như sau: “Bảo thiên hạ có thể dùng lực để mưu đồ; Bảo quốc gia có thể dùng mưu mà chiếm đoạt. Can danh phạm phận, xưng bừa là cháu chắt nhà Trần; Tác oai tác quái, hại đến cả tôi con thiên tử”.

Đối với lời vạch tội Trần Cảo, đầu tiên, Trần Cảo cho rằng giành được thiên hạ là bởi mệnh trời, chứ không phải do sức người. Bởi vì, do người là phá hoại luân lý và tàn sát nhân dân. Còn hai tội trạng sau đều dính đến việc không biết tới thiên mệnh và ngông cuồng. Mạc Đăng Dung, Nghịch thần truyện, quyển 30, trong bản chiếu thư của vua Cung hoàng, viết: “Duy có Thái Tổ ta, thừa thời cách mệnh, bèn có bốn phương, các thành truyền ngôi, đã nhiều lịch số. Đó là lòng người hợp với ý trời xui nên vậy. Từ cuối thời Hồng Thuận, gặp lúc quốc gia nhiều nạn, Trần Cảo bắt đầu gây loạn; Trịnh Tuy lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp. Lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà ta vậy. Ta bạc đức nối ngôi, không thể gánh nổi. Mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung là người tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước, trăm họ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều quy phục”.  

Chỉ ra mệnh trời và lòng người là hai điều kiện của bậc đế vương, từ một lời “hiệp ứng” có thể hiểu thành hai điều kiện không giống nhau, nhưng cả hai điều kiện này không tách rời, mà tương hỗ như một chỉnh thể. Năng lực của cá nhân, phụ trợ của nhân tài, quy phục của dân tâm đều là điều kiện đầy đủ, tất yếu của người nắm được mệnh trời; ngược lại là không đủ điều kiện. Mặc dù có thể phù hợp thiên mệnh, nhưng không thể nói là thiên mệnh, giành được đầy đủ điều kiện của thiên hạ chỉ là thiên mệnh, không có nhân lực thì chưa thể đủ. Như vậy, ý thức mệnh trời, một mặt, có thể thúc đẩy người có được quốc gia tận lực quy phục lòng người để giữ được chính sự, mặt khác, tránh được việc dùng mưu đồ trí xảo để cướp thiên hạ.

Trong Lời tựa sách Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn (1726 – 1784) biên soạn, có đoạn viết: “Mỗi khi cầm bút muốn viết, lại nghĩ đến thận trọng mà thường phải rụt rè, đâu dám nghĩ làm cho mau được để theo kịp họ Ban, họ Mã. Tạm xin đúng tháng năm, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ sung vào chỗ sử trước chưa đủ, ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kê cứu việc cũ, có thể để lại gương sau”. Theo đó, có thể nói, Lê Quý Đôn cho rằng, sử gia là người cẩn trọng chỉnh lý điển tích văn hiến của một triều đại, lấy việc cung cấp những bài học cho hậu thế đánh giá làm mục đích. Cũng trong Lời tựa, Lê Quý Đôn chỉ rõ rằng, sử có hai thể là biên niên  kỷ truyện. Thể biên niên phổ biển ở Việt Nam, nhưng khiếm khuyết của thể này là “điển chương của một thời đại thì bỏ nhiều không thấy chép”. Bởi vì, thế mạnh của thể biên niên là ghi chép sự kiện dựa theo thời gian và do đó, có thể biểu đạt được diễn biến của lịch sử, nhưng thể này chỉ lấy sự kiện lịch sử lớn làm chính, mà quên ghi chép về thể chế và điển chương. Do đó, mặc dù ở Việt Nam “có rất nhiều các mô liệt (là lời định mưu lập công), huấn cáo (là lời bố cáo để răn dạy), văn vật điển chương cũng rất đẹp đẽ, không kém gì Trung Quốc”, nhưng “trong thực lục thì không thấy chép”. Nội dung trong Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn biên soạn đã giữ được sự hài hoà giữa việc ghi chép các sự kiện và văn hiến. Mục đích của việc ghi chép phần văn hiến và những bài học lịch sử quan trọng là nhằm truyền tải lại tư tưởng đương thời cho hậu thế.

    Nội dung của bài viết này chủ yếu dựa theo những bản Chiếu thư, tấu sớ được ghi chép trong Đại Việt thông sử để khảo cứu khía cạnh ý thức văn hoá của nó. Có thể có sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá về nội dung của các bản Chiếu thư này giữa các bậc quân thần với cách nhìn nhận, đánh giá của Lê Quý Đôn. Thêm nữa, do mục đích chính trị của các bản văn thư, nên chưa hẳn những tư tưởng đánh giá về nó đã là đúng. Nhưng, với tư cách người biên soạn, Lê Quý Đôn đã có sự lựa chọn theo cách đánh giá của ông một cách khách quan về những bản văn hiến nào được cho là quan trọng, nên khi có sự tương đồng về nội dung của các bản văn hiến được sử đó. Điều đó không phải là sự phản ánh tư tưởng của Lê Quý Đôn nói riêng, mà đạt đến được cách nhìn nhận và đánh giá chung.

Mục đích của bài viết này là làm rõ về cái gọi là “ý thức văn hoá” trong Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn. Ý thức văn hoá là ý thức của con người đối với văn hoá. Văn hoá là sự sáng tạo của con người và do đó, nó bao hàm toàn bộ hoạt động vật chất, hoạt động xã hội và hoạt động tinh thần chung của con người. Ý thức văn hoá là ý thức được hình thành từ sự phản tư đối với văn hoá. Mặc dù ý thức văn hoá phải được xác lập trong đời sống vật chất và đời sống xã hội, nhưng nó lại thuộc về lĩnh vực tinh thần. Nói một cách sơ lược, ý thức văn hoá được thể hiện thông qua quan điểm của mỗi người về bản thân mình và trong sự so sánh với quan điểm của những người khác. Tuy nhiên, với định nghĩa như vậy, nội dung của ý thức văn hoá vẫn rất rộng lớn và do vậy, bài viết này chỉ đi vào một vài khía cạnh trong những nội dung đó.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước