viết 1 đoạn văn về chủ đề phòng dịch covid-19 có sủ dụng câu cảm thán

2 câu trả lời

Đã 2 tháng nay , dịch bệnh Covid - 19 đang phát tán . Làm cho bao người phải mệt mỏi , khổ sở . Những con người Việt Nam vẫn đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid -19 . Họ luôn mang theo mình những chiếc khẩu trang . Bởi vì họ luôn khao khát dịch bệnh này sẽ biến đi . Họ luôn rửa tay trong 20 giây . Khi gặp nhau họ luôn đứng cách nhau 2 m . Mỗi sáng thức dậy , sau khi đánh răng xong họ luôn súc miệng bằn nước muối . Những ca bệnh thành công trên VN cũng nhờ những con người có ý thức . Những con người luôn làm theo chỉ đạo của chính phủ để đất nước cho càng ngày càng khoẻ mạnh . Ôi những con người VN tôi thật là mạnh mẽ ! Tôi tin VN sẽ thoát khỏi đại dịch này và sẽ luôn khỏe mạnh . VN cố lên .

@mminhtam15

@HỌC TỐT

Cho mình ctlhn nha

Đoạn văn

- Câu cảm thán: ôi

Bài làm

Trên thế giới thân yêu của chúng ta. Trong vài thàng gần đây. Ta đã gặp phải vấn đề vô cùng lớn. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến toàn thế giới ở các mảng kinh tế, tâm lý con người, sức khỏe,... khi hàng chục triệu người nhiễm bệnh và nửa triệu người trên thế giới tử vong. Đó là ác mộng mang tên - dịch Covid - 19 hay Corona. Đây là dịch bệnh viêm phổi vô cùng nghiêm trọng và đến nay chưa có thuốc chữa triệt để. Nó có thể làm con người tử vong trong một thời gian rất ngắn. Không chỉ vậy, dịch bệnh còn làm suy thoái nền kinh tế thế giới khi các nước đóng cửa, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí đóng cửa đề đảm bào ngăn ngừa khả ngăng lây lan. Đã có nhiều trường hợp nhiều người mất việc làm do làm những công việc nêu trên: giáo viên, nhân viên bán hàng,.... hay học sinh không thể đi học được. Tuy nhiên đã có giải pháp tạm thời cho học sinh, nhân viên cần họp là các ứng dụng trực tuyến như Zoom. Mặc dù có ứng dụng nhưng vẫn không có sự tương tác tốt như khi gặp mặt trực tiếp: học sinh trong giờ có thế nói chuyện, không tập trung nghe giảng dẫn đến khả năng học tập sa sút, không đạt hiệu quả cao hay mạng lag, nhân viên không thể nghe lệnh truyền,... điều đó đã phần nào minh chứng sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người của dịch bệnh. Bên cạnh các trường hợp đã nêu trên thì còn vô vàn ảnh hưởng của Covid - 19 đến con người. Ôi! Dịch bệnh nguy hiểm là thế, vậy chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cần tuân thủ các biện pháp như cách ly xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ, xịt cồn,.... để đảm bảo giảm tối đa được sự lây lan của bệnh. Không chỉ vậy, nếu ta là học sinh, hãy học tập thêm ở nhà, tập trung nghe giảng qua phòng họp trực tiếp để học tập tốt hơn, không ảnh hưởng đến sự nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua... Hãy truyền thông điệp ý nghĩa đến với mọi người "Chung tay đẩy lùi dịch Corona" để thế giới, đời sống nhân loại được tốt hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước