a. Cái Tí chưa hiểu hết câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống(1): - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?(2) Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:(3) - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.(4) Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc.(5) (…) Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im.(6)Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc(7): - U nhất định bán con đấy ư?(8)U không cho con ở nhà nữa ư?(8)Khốn nạn thân con thế này!(9) Trời ơi!...(10) (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) b. Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa.(1) Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ van lạy rối rít.(2) Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằng tinh, chúng mới hoàn hồn.(3) Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác.(4) Hắn nói(5) - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu.(6) Nay em giết nó , tất không khỏi bị tội chết.(7) Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.(8) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.(9) Thạch Sanh thật thà tin ngay.(10) Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.(11) (Thạch Sanh, Lí Thông – Truyện cổ dân gian) c. Một nụ cười rất khẽ trôi qua trên môi Tường, nhưng dường như không phải nó cười với tôi.(1) Tôi đoán nó đang mỉm cười với chính những hình ảnh vừa hiện ra trong đầu nó.(2) - Hôm đó con Nhi khóc sướt mướt vì bị một đám trẻ vây quanh chọc ghẹo.(3) Em vừa tới nơi, lập tức nhảy xổ vào.(4) Tôi nhướng mắt lên(5) - Rồi sao nữa?(6) - Em gạt tay cả bọn, quát lớn(7) “ Buông ra!(8) Không đứa nào được bắt nạt bạn tao!(9)” Em quát vừa dứt câu, tụi kia lập tức xúm vào đánh em tới tấp.(10) Con Nhi thấy vậy, không những không thôi khóc mà còn khóc to hơn. (11) (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh- Nguyễn Nhật Ánh) Câu hỏi: Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy tìm các kiểu câu: a. Câu nghi vấn (câu hỏi) b. Câu cầu khiến. c. Câu cảm thán. Câu 2: Đặc điểm hình thức nào giúp em nhận biết các kiểu câu ấy? Câu 3: Những câu còn lại thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? Câu 4: Câu cầu khiến trong 2 đoạn văn b và c có gì khác nhau về hình thức?

1 câu trả lời

câu 1 : 

hành động hỏi [ kiểu câu nghi vấn ]

câu 2 :

hành động bộc lộ cảm xúc [ kiểu câu nghi vấn ]

câu 3 :

hành động bộc lộ cảm xúc [ kiểu câu nghi vấn ]

câu 4 :

=>hành động biểu lộ cảm xúc [ kiểu câu cảm thán ]

+ Trời ơi [ dấu chấm than nha máy mình ko có ]

=>hành động biểu lộ cảm xúc [ kiểu câu cảm thán ]

- chị Dậu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước