• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lán Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( Ở Bỉ, từ năm 1987 vi phạm lần thứ nhất phạt 40USD , tái phạm phạt 500 USD) Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo cuả các hãng thuốc lá trên báo, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã giảm hẳn số lượng người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “ Một Châu Âu ko còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thoát được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngừa nạn ôn dịch này câu1 : Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong đoạn văn câu 2: nêu nội dung chính của đoạn văn

2 đáp án
9 lượt xem

Đọc đoạn văn: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Trích Lá rụng – Khái Hưng) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Câu 4. Qua hình ảnh chiếc lá, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

1 đáp án
11 lượt xem

Giúp mình với ạ!Mai mình thi rồi nên cần tham khảo🥰🥰🥰 Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu con người muốn đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, thì con người phải nghĩ đến con người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, những quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phủ đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối khủng. Con người phải chung sống hòa bình với vạn vật. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điển làm chúa tề của muôn loài mà không biết sống trong sinh thái cân bằng. Nhận thức lại về thiên nhiên để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ bảo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị. (Sương Nguyệt Minh, “Loài người có bớt ngạo mạn?”) Văn bản nói về dịch Covid nguy hại như thế nào đối với cuộc sống của nhân loại ? Và con người cần làm gì để chống lại đại dịch này ?

2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem