đóng vai nhân vật tôi kể lại những kỉ niệm ấu thơ của làng Ku-ku-rêu

2 câu trả lời

Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau. Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Theo dòng kể chuyện của nhân vật chính, ta càng thêm ấn tượng về quãng đời tuổi thơ đầy dữ dội của bọn trẻ mới lớn. Đó là những kỉ niệm bọn bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn, trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong.  Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay , một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió. Mọi hoạt động của chúng đều gắn liền với bóng mát của hai cây phong. Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Thiên nhiên không chỉ đơn thuần là cây cối mà đã trở thành những người bạn chẳng thể nào quên. Bởi lẽ, nơi đó lưu giữ quãng đời tuổi thơ của chúng ta. 

Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên  Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

      Người dân nơi đây và cả ba mẹ tôi đều không coi trọng việc học cho lắm. Họ thường nghĩ rằng học để làm gì? Học đâu làm no cái bụng, chỉ khi làm việc mới được no bụng mà thôi. Đó cũng chính là lý do mà họ không để cho tôi đi học. Nhưng tôi ham học lắm, tôi vẫn muốn kiếm con chữ để biết đọc, biết viết. Và thầy Đuy-sen như một ánh sáng trong lòng tôi vậy. Thầy ấy dạy chúng tôi học, dạy từng nét chữ cho chúng tôi. Mặc dù môi trường học tập khó khăn nhưng tôi không ngại điều đó. Chỉ cần được học thì những thứ khác có như thế nào đi nữa cũng không sao.

      Vào cuối năm học , trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi thường chạy lên hai cây phong phá tổ chim. Chúng tôi leo lên những cành cao nhất, cảm nhận những làn gió mát rượi. Và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
        Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia. 

      Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.

      
* Kiếm điểm thôi chứ tôi biết bạn đã nhìn thấy bài của tôi bên câu hỏi bên kia rồi :))))

Câu hỏi trong lớp Xem thêm