"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió." Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về thiên nhiên và con người qua đoạn thơ trên.
2 câu trả lời
"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió."
Đoạn thơ trên đã khắc họa một cách sinh động về bức tranh lao động của người dân làng chài, đó là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào buổi sớm mai. Ngay mở đầu đoạn thơ nhà thơ Tế Hanh đã đưa người đọc đến một không gian tươi đẹp nói như gợi lên niềm tin sự hi vọng với không gian trời xanh gió nhẹ một khung cảnh đẹp tiết trời thuận lợi cho người dân chài ra khơi đánh cá hứa hẹn một chuyến đi đầy bí hiểm. Hình ảnh con thuyền hăng như con tuấn mã và vẻ đẹp của con thuyền khi lướt sóng ra khơi Với sự hồ hởi, sự tự tin của những thanh niên trai tráng làng chài. Nhà thơ còn dùng hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa, khiến cho cánh buồm lên trở nên lớn lao, thiêng liêng, kỳ bí và thơ mộng. ''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'', phải chăng ở đây nhà thơ bất chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài, của quê hương trong hình ảnh chiếc buồm ở đó như có hồn quê hương khiến nó trở nên gần gũi và cánh buồm như đã trở thành biểu tượng của làng chài quê hương. Bằng hành động rướn, động từ mạnh cùng với phép nhân hóa, tác giả đã giúp cho người đập cảm nhận được cái tư thế bị động nay đã trở thành chủ động của người dân làng chài. Không những vậy cánh buồm còn được ví như người, nó đang rướn lên cao và thu hút gió của đại dương để đẩy con thuyền đi nhanh hơn, tiến nhanh hơn ra khơi để thu được những mẻ cá lớn. Qua các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa nhà thơ đã vẽ lên được một bức tranh lao động khỏe khoắn tràn đầy sức sống và khí thế hăng, say phấn khởi, cũng như khát vọng được làm chủ thiên nhiên của những người dân.
$#Bbi$
Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài"cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ"."Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.
Mình gửi bn ạ.