Câu 3 : Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng: “Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm” Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài Nhớ rừng để làm rõ điều đó.
2 câu trả lời
bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù.Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.
Một trong những điều làm nên thành công của tác phẩm "Nhớ rừng" chính là nằm ở nghệ thuật tả cảnh để khắc họa tâm trạng. Đặc biệt là đoạn tứ bình trong bài thơ. Nhận xét về đoạn thơ này, có ý kiến cho rằng : “ Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm.”
Đoạn ba của bài thơ "Nhớ rừng" được xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bức tranh đầu tiên là chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng với màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy!
Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù.Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự ngã nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình. Trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.
Tiếp theo đó là cảnh tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống.Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ.
Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng. Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”.Không còn màu vàng óng ả của ánh trăng, hồng tươi của buổi sớm bình minh mà thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt.Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn.Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ, Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ.
Như vậy, đây quả là những vần thơ tuyệt bút trong toàn bộ bài thơ, không chỉ đơn thuần là tả cảnh mà còn gơi nhắc về quá khứ vàng son một thời.