Viết một lá thư về việc sự biến đổi khí hậu

1 câu trả lời

Kính thưa Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Có thể thấy hiện tượng bề mặt Trái đất ấm dần lên trong một thời gian ngắn có tác động nhanh và gây ra hậu quả tồi tệ hơn so với những dự báo trước đây.

Do sự thay đổi của khí hậu theo hướng ấm lên, nên nước biển cũng dâng lên, đe dọa gây ra lũ lụt cho nhiều vùng trên trái đất. Tới nay, khoảng 2,6% dân số toàn cầu (177 triệu người) đang sống ở nơi có nguy cơ ngập lụt thường xuyên.

Nhiều quốc gia đang bị nạn nước biển dâng, lũ lụt đe dọa. Theo cơ quan chức năng của Liên hợp quốc, với Việt Nam, ¼ dân số (khoảng trên 23 triệu người) được coi là đang sống ở những vùng có khả năng bị lụt thường xuyên. Còn với Trung Quốc, 4% dân số nước này cũng đang sống ở những nơi có cùng nguy cơ ngập lụt. Là một quốc gia biển, khoảng 13 triệu người dân đất nước này đang phải đối mặt thường xuyên với lũ... Tính chung toàn cầu, cứ 40 người thì có 1 người sống ở nơi có tình trạng lụt lội thường xuyên đe dọa.

Chúng ta đều biết, biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Tương lai gần, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Thực tế cho thấy trong những năm qua ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, bên cạnh những đóng góp to lớn của nguồn tài nguyên biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì hiện chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng các hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy giảm một cách nhanh chóng, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường biển khá trầm trọng tại nhiều địa phương trong cả nước.

Rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều do chiến tranh và do khai thác củi than, sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm, gây nhiều tổn thất cho sản lượng nghề tôm cá. Hoạt động khai thác đánh bắt ồ ạt, dùng lưới mắt quá nhỏ, dùng mìn, thuốc độc, đặc biệt là mùa tôm cá sinh sản, làm cho nguồn hải sản giảm mạnh.

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển ...

Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, tôi rất mong Ngài Antonio Guterres chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển bên cạnh đó nâng cao ý thức của mọi người về việc cùng chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Trái Đất đầy tươi đẹp.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!

(ghi tên bạn ở đây)

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2022

Câu hỏi trong lớp Xem thêm