• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. MT Câu 2: Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó. Câu 3: Trình bày tác dụng của các trường từ vựng em vừa tìm được. Câu 4: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng. Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là gì?

1 đáp án
11 lượt xem

Miền Trung đang gồng sức chịu đựng trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử. Nhắc đến miền Trung, người ta không thể không nghĩ đến một dải đất hẹp, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khi nắng chang chang, lúc mưa tầm tã, bão lũ nối nhau hoành hành. Dân nói, miền Trung không bão lũ mới là chuyện lạ nhưng mưa lụt như tháng mười năm nay thì ai cũng phải bàng hoàng, lo ngại. Những ngày vừa qua, tôi ở Quảng Trị tâm lũ, chứng kiến mưa như thác đổ xuống từ trời. Ào ào mưa. Trắng xóa mưa. Nối nhau, không dứt. Mưa dữ dội và dày đặc đến mức người đứng cách nhau dăm mét không nhìn rõ mặt. Lượng mưa trút xuống vượt ngưỡng cơn đại hồng thủy ở miền Trung năm 1999, hơn hẳn những trận lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử của vùng đất. Nghe mưa đổ, lòng người như có lửa đốt. Cánh đồng vườn tược nhà cửa nhiều vùng đã ngập chìm trong mênh mang nước bạc, lũ ống lũ quét làm lở núi toác đồi, hàng chục con người, dân có, lính có bị vùi chôn trong đó. Danh sách người chết vì lũ lụt cứ nối dài thêm, điều ấy cũng có nghĩa là nước mắt đau thương của dân mình càng đổ xuống nhiều hơn. Miền Trung mặn đắng nước mắt bi thương trong mùa lũ này. a) xác định và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ có trong câu văn : " Những ngày vừa qua ,tôi ở Quảng Trị tâm lũ, chứng kiến mưa như thác đổ xuống trời "

2 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4: … “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”. Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”... (Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?) Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”. Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích. Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

1 đáp án
12 lượt xem