Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. MT Câu 2: Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó. Câu 3: Trình bày tác dụng của các trường từ vựng em vừa tìm được. Câu 4: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng. Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là gì?

1 câu trả lời

Câu 1: biểu cảm

Câu 2: nách, gương mặt, đôi mắt, gò má, đùi, cánh tay, khuôn miệng

Từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thẻ người

Câu 3: Tác dụng: diễn tả đầy đủ, sinh động cảm xúc của nhân vật qua sự quan sát tỉ mỉ với người mẹ của mình.

Câu 4: “Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”

“mẹ tôi không còm cõi xơ xác” với “co tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi (Về hình ảnh mẹ)”

Tác dụng: gợi hình dung sinh động, cụ thể về hình ảnh người mẹ. Cho thấy được sự quan sát tỉ mỉ của người con với mẹ. Thấy được sự vui mừng, sự an tâm trong người con và đồng thời cho thấy sự tàn nhẫn, vô tâm của người cô

Câu 5: Những vui mừng, xúc động ngẹn ngào trong đứa con sau bao nhiêu ngày tháng phải xa mẹ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
20 giờ trước