• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

1. trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử đối với mỗi con người. ( ½ trang giấy thi) 2. Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn diễn dịch( không quá một trang giấy) nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa ra giải pháp của mình để góp phần bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (gạch chân các câu đó). 3. Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất năm nào? Với chủ đề là gì? Em hãy nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khoẻ của con người? 4 .Hãy phân tích thành phần ngữ pháp của câu ghép sau đây và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu đó? Tuy bao bì ni lông rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hoá, thực phẩm, nhưng tác hại của nó đối với môi trường sống không phải là nhỏ. 5 Viết đoạn văn quy nạp nêu rõ tác hại của bao bì ni lông và đồng thời tuyên truyền tới mọi người hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông để góp phần bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và dấu ngoặc kép. 6 Trình bày suy nghĩ của em về tình bạn?(1/2 trang giấy thi) 7 Cho câu chủ đề: “Hiện nay nạn hút thuốc lá vẫn tồn tại ở trường lớp xung quanh ta”. Hãy viết đoạn văn theo hướng diễn dịch khoảng 100 chữ trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc hút thuốc lá và khuyên mọi người tránh xa. 8 Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm để qua đó nâng cao ý thức cho giới trẻ trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông .

2 đáp án
12 lượt xem

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.5). “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào: A. Lão Hạc. B. Tôi đi học. C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong. Câu 2. Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết. Câu 3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để: 2 / 5 A. Báo trước lời đối thoại. B. Báo trước phần giải thích. C. Báo trước phần thuyết minh. D. Báo trước lời dẫn trực tiếp. Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là: A. Miêu tả. B. Tự Sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 5. Xác định nội dung chính của đoạn trích? A. Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn của lão Hạc khi bán con chó vàng. B. Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa của lão Hạc khi bán con chó vàng C. Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng. D. Đoạn trích kể lại sự việc lão Hạc bán con chó vàng. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích. --- Hết --- Cứu e vs mn 😭

1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi : giúp mik với cs 1 câu hỏi à Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình . Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi , một cậu bé cứ quấn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự . - Chiếc xe này của bạn đấy à ? Cậu bé hỏi . - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy . Tôi trả lời , không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ , ước gì tôi ... Cậu bé ngập ngừng . Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi . Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế . Những câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi . - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế ! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm . Sau đó , cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi , nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói : - Đến sinh nhật nào đó của em , anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé . ( “ Hạt giống tâm hồn ” , tập 4 , nhiều tác giả . NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh , 2006 ) . câu 1: tìm câu ghép và xác định cách nối giữa các vế câu giúp mik với nhanh nka

1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
5 lượt xem

“Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối. “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “ Cụ Bơ- men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tái sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” a Xác định 1 thán từ và 1 tình thái từ có trong đoạn văn trên. Đặt câu với tình thái từ vừa tìm được Giup em vs ạ có 1 câu thoiii

2 đáp án
9 lượt xem

Câu 9: Phần thân bài của bài văn thuyết minh thường làm gì? A. Giới thiệu đối tượng thuyết minh B. Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích….của đối tượng C. Bày tỏ thái độ đối với đối tượng D. Miêu tả chi tiết đối tượng Câu 10: Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào trong đoạn văn sau? “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải”…(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000) A. Liệt kê B. Nêu ví dụ C. So sánh D. Nêu số liệu Câu 11: Đoạn văn sau sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh nào? “Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ưng thư ghê tởm mới nhận ra tắc hại ghê gớm của thuốc lá” (Ôn dịch, thuốc lá) A. So sánh, phân tích, nêu số liệu B. Liệt kê, phân tích, nêu ví dụ cụ thể C. Liệt kê, nêu số liệu, nêu ví dụ cụ thể D. Định nghĩa, nếu số liệu, nêu ví dụ Câu 12: Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? “Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấn như tằm ăn dâu”. Hẳn rằng người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu” (Ôn dịch, thuốc lá) A. Phân tích B. Định nghĩa C. Liệt kê D. So sánh

2 đáp án
9 lượt xem

Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa... thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?. (Theo Bài tập Ngữ văn 12, Tập hai, NXB GD, 2013). Câu hỏi : a) Chỉ ra câu ghép đc sử dụng trong đoạn trích b) giải thích vì sao c) Đặt một câu văn có dùng một cong các câu sau ( em học ở lớp 8 ) để nói về tác hại của bệnh vô cảm. cho biết công dụng của nó trong câu em vừa đặt.

1 đáp án
9 lượt xem

Câu 5: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm nói tránh? A. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu. B. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn. C. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm. D. Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy. Câu 6: Dòng nào nêu không đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh? A. Cung cấp tri thức khách quan. B. Phương thức biểu đạt là các phương pháp giới thiệu, giải thích. C. Lời văn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ. D. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu. Câu 7: Nhận định nào nói đúng về mục đích của văn bản thuyết minh? A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn. B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó. D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng Câu 8: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh

2 đáp án
9 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem

I. Đọc - Hiểu Bài 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới (khoảng 15,3 triệu người trưởng thành, chiếm gần 47,5%, trung bình 2 nam giới có 1 người hút thuốc); 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà; 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và đến năm 2030 có thể tăng lên 70.000 người. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Tỷ lệ ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm 96,8% (số liệu Bệnh viện K năm 2000). Gánh nặng kinh tế do thuốc lá gây ra cực kỳ lớn: Năm 2012, số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, người Việt Nam đã chi 22 nghìn tỉ đồng để mua thuốc lá. Năm 2013, 23 nghìn tỉ đồng là tổng chi phí điều trị, chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm chỉ cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ)... (Theo Sức khỏe cộng đồng, 24/10/2020) Câu 1: (3,0 điểm) a/ Đọc đoạn ngữ liệu trên, em hiểu thuốc lá có tác hại gì đối với sức khỏe con người? (1,0 điểm) b/ Đoạn ngữ liệu trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 1? (1,0 điểm) c/ Em hãy trình hai giải pháp để giảm tỉ lệ người hút thuốc lá ở nước ta hiện nay. (1,0 điểm) Câu 2: Tìm một câu ghép có trong ngữ liệu dưới đây và phân tích cấu tạo C-V của câu ghép đó. (1,0 điểm) “Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa.” Bài 2. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: … “Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. Ô nhiễm trắng xảy ra khi con người xử lý túi nilon đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn lường… Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng…” [Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Một chiếc túi nilon có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu nó không bị tác động của ánh sáng mặt trời.] câu in đậm (Theo Báo Tuổi trẻ, 7/ 2017) Câu 1: (3.0 điểm) a. Đoạn ngữ liệu trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? b. Dựa vào ngữ liệu trên, em hãy cho biết thế nào là “ô nhiễm trắng”? c. Em hãy trình bày 2 giải pháp cụ thể để hạn chế chất thải nhựa và ni lông ra môi trường. Câu 2: (1.0 điểm) Xác định câu ghép trong đoạn ngữ liệu in đậm và phân tích cấu tạo C-V của câu ghép ấy.

1 đáp án
9 lượt xem