Câu 1. Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản miêu tả C. Văn bản hành chính, khoa học D. Văn bản biểu cảm Câu 2: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá? A. Ăn cây táo rào cây sung B. Ăn to nói lớn C. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao) B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố) D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) Gíup ạ hứa 5sao vs tim

2 câu trả lời

Xin câu trả lời hay nhất nhé!

Câu 1. Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản nào?
 A. Văn bản tự sự
 B. Văn bản miêu tả
 C. Văn bản hành chính, khoa học

 D. Văn bản biểu cảm

=>Biện pháp nói quá ít được dùng trong Văn bản hành chính, khoa học

Câu 2: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn cây táo rào cây sung
B. Ăn to nói lớn
C. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

=>"Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo"sử dụng biện pháp nói quá

Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)

=>Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao) sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh

#BTS

1. Biện pháp nói quá ít được dùng trong văn bản hành chính, khoa học.

→ Chọn C

2. Câu sử dụng nói quá là: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

→ Chọn C

3. Câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh: Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!

- Nói giảm nói tránh: nhắm mắt! - chết

→ Chọn A

Câu hỏi trong lớp Xem thêm