Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) cảm nhận về nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) Nhìn số điểm r làm nhé!!!

2 câu trả lời

Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, ghẻ lạnh, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa cháu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiện rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.

      “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả đúng là vậy, trên thế gian này, không có thứ tình cảm nào cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Đến với đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử sâu sắc và thiêng liêng. Nổi bật lên đó là nhân vật chú bé Hồng- người đã để lại trong lòng độc giả những ấn tượng khó phai mờ. Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không hạnh phúc. Bố nghiện hút, mất sớm, mẹ vì “cùng túng phải đi tha hương cầu thực”.  Vì gia cảnh khó khăn như vậy nên bé Hồng phải ở nhờ nhà của bà cô, không những không được hạnh phúc mà chú còn phải sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng-những người được coi là máu mủ của mình. Tình cảnh của chú bé Hồng vô cùng đáng thương và bất hạnh. Vì thế trong trái tim bé nhỏ của Hồng luôn yêu thương cũng như khao khát nhận được tình yêu thương từ người mẹ của mình. Qua cuộc đối thoại của bé Hồng với người cô càng thể hiện rõ điều đó. Mới đầu nghe người cô hỏi: "Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?", Trong kí ức của chú bỗng hiện lên hình ảnh người mẹ "rầu rầu", hiền từ" đang mong ngóng, chờ đợi,bé Hồng "toan trả lời có". Nhưng "nhận ra lời nói cay độc" trên nét mặt người cô, Hồng cúi đầu không đáp. Sự im lặng ấy là cách Hồng bảo vệ người mẹ của mình, không đời nào chú để cho lòng yêu thương, kính mến mẹ bị "những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến". Chú bé Hồng cười và đáp bằng một niềm tin mãnh liệt: "Không, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về!". Sau lời hỏi thứ hai của người cô, bé Hồng "im lặng cuối đầu xuống đất", "lòng thắt lại", "khóe mắt cay cay", "nước mắt rơi xuống ròng ròng". Hồng vô cùng thương mẹ và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực, làm cho cậu thiếu thốn tình thương yêu của người mẹ ,một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để "vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".  Sau buổi học, “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” Hồng gọi mẹ trong trạng thái “bối rối”, nửa thực nửa mê: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! ...” Cậu cuống quýt, mừng tủi, mong ngóng người trên xe là mẹ ,và tủi cực, tuyệt vọng nếu người trên xe không phải mẹ. Như một cảnh dào dạt niềm vui. Xe chạy chầm chậm. Mẹ cầm nón vẫy bé Hồng. Hồng chạy kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Vui sướng cảm động, chú trèo lên xe mà "ríu cả chân lại". Mẹ kéo tay Hồng, xoa đầu con; chú "nức nở", mẹ cũng "sụt sùi". Đã bao lâu rồi bé Hồng lại được nghe lời yêu thương của mẹ hiền: "Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà".Ngồi trong lòng mẹ, chú cảm nhận mẹ vẫn tươi trẻ như ngày nào: “ không còm cõi xơ xác quá”, “ gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”, “ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc”, “hơi quần áo,hơi thở thơm tho lạ thường…”Chú “cảm giác ấm ấp mơn man khắp da thịt”,”không nhớ mẹ đã hỏi gì và nói gì”, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình bé lại; những lời miệt thị, không tốt đẹp về mẹ của bà cô chìm ngay đi, “cậu không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Bởi niềm hạnh phúc, vui sướng đã lấp hết những sự cay đắng, buồn tủi. Gấp lại tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng đọng lại trong ta là hình ảnh chú bé Hồng có một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc rằng tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, không gì có thể thay thế được. Đó là tình cảm đẹp nhất, đáng trân quý nhất, luôn mãi trường tồn với thời gian. 

~Nocopy~

À nếu nghĩ mik cop mạng thì tìm cho ra cái link giúp , mơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm