• Lớp 6
  • Môn Học
  • Mới nhất

Câu 1 Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2 Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3 Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt Câu 5 Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây? (1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường. (2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau. (3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng. (4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 Câu 6 Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn? ​A. Nam và bạn của Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam. D. Anh trai của Nam. Câu 7 Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông? ​A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông. B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ. C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường. D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Câu 8 Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông? A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường. B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Câu 9 Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp? A. Biển 1. B. Biển 2 và 3. C. Biển 3. D. Biển 1 và 2. Câu 10 Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo? ​A. Biển 1. B. Biển 1 và 2. C. Biển 3. D. Biển 2 và 3

2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

kể lại một trải nghiệm khi em khám phá một cuốn sách hay Trả lời :Tôi là một người yêu thích đọc sách đã có lần tôi đọc một quyển sách đã khiến tôi cảm thấy thật cảm động câu chuyện đó dạy cho chúng ta cách làm người cùng với những câu danh ngôn của những người thời xưa hoặc khuyết danh. Câu chuyện đó mang tên “Yêu Thương” theo Gieo Mầm Tính Cách. Bìa sách với màu hồng của trái tim với hình ảnh một cậu bé xà vào lòng mẹ với khuôn mặt vui vẻ và nhan đề “Yêu Thương”.Cuốn sách này được biên soạn bởi cô Hà Yên biên soạn được xuất bản lần thứ 10 nói về nhân cách của chúng ta phải luôn yêu thương con người ,câu chuyện có 12 câu chuyện nhỏ bắt đầu với một câu danh ngôn hoặc cao dao,tục ngữ.Có những câu nói trong sách mà tôi rất tâm đắc như “Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ mà ở tấm lòng người cho đi” ,”Em thuận anh hòa là nhà có phúc”,…Những câu chuyện đó đã cho tôi rất nhiều bài học quý giá , giúp tôi rất nhiều trong cách ứng xử lễ độ,nói lên rằng dù trắng hay đen thì đều cùng là anh em trong câu chuyện nhỏ “trắng và đen”nói về một chú mèo đen cùng một gia đình chỉ toàn mèo trắng những cả nhà vẫn rất yêu thương nhau.Và trong câu chuyện”Thuận hòa”nói lên rằng anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau không nên tị nạnh, phân bì với nhau. Còn rất nhiều câu chuyện nhỏ khác nhưng 2 câu chuyện đó là tôi thấy hay nhất nó giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống ,cho tôi những cảm nhận bài học khó quên, tự tin khi thể hiện tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình. hãy cho mình xin một lời cảm ơn

2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem

Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số ), làm trái đất nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vô cùng nặng nề. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thường xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,.Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha, trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên

1 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem