• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc kỹ bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. Tháng 2 năm 1941 ( Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội 1967). Câu 1: Bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ gì ? A. Thất ngôn bát cú đường luật. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn. Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào ? A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh. B. Giọng điệu buồn thảm thê lương. C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường. D. Giọng điệu bi hùng, ai oán. Câu 3: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác ? A. Bờ suối, hang. B. Cháo bẹ, rau măng. C. Bàn đá chông chênh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “ Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền ở đây có nghĩa là gì là A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình. B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng. D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ. Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Phương thức miêu tả và tự sự. B. Phương thức trần thuật và tự sự. C. Phương thức tự sự và biểu cảm. D. Phương thức biểu cảm và miêu tả Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh. C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng. D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc. Câu 7: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu cảm thán. B. Câu nghi vấn. C. Câu trần thuật. D. Câu cầu khiến

2 đáp án
49 lượt xem

Mạo hiểm “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vũng vẫy trong trường cạnh tranh thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được. Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,... ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”. (Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm) Câu hỏi: a/ Trong đoạn văn trên đã sử dụng thao tác lập luận nào? b/ Đoạn văn trên khuyên nhủ thanh niên điều gì? c/ Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn là gì? d/ Lối sống thừa của những kẻ ru rú như gián ngày khiến giống với kiểu tính cách gì

2 đáp án
111 lượt xem
1 đáp án
35 lượt xem

“…Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn. Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất không? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân? Khi đọc cuốn tiểu thuyết “Suối nguồn” dày gần 1200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói “Tôi yêu em” thì phải nói yêu Tôi trước đã”. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội. Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có.” Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. giúp mình câu 3 với ạ mình cảm ơn

1 đáp án
124 lượt xem

"Em hãy hình dung thời gian cũng như một dòng sông và chúng ta đang ngồi trên máy bay bay ngang qua dòng sông đó. Từ trên máy bay nhìn xuống, đầu tiên em sẽ thấy được hang động của những người săn voi cổ và những cánh đồng trồng ngũ cốc thời xa xưa. Những chẩm nhỏ xa xa là các Kim tự tháp và tháp Babel.Trên những vùng đất thấp, người Do Thái đang chăn đàn gia súc. Còn phía bên kia chính là biển cả mà người Phoenicia từng lênh đếnh đi buôn bán. Vật trông giống như ngôi sao trắng sáng cả một góc trời về phía xa chính là thành Acropolis, biểu tượng nghệ thuật của Hi Lap... Đâu đó bên kia thế giới là những cánh rừng âm u và hùng vĩ, nơi các vị ấn sĩ Ấn Độ ngồi thiền và Đức Phật giác ngộ.. Ta hãy hạ máy bay xuống thấp để nhìn rõ dòng sông em nhé. Trên mặt sông là những gợn sóng lăn tăn. Một cơn gió mạnh thổi đến và hàng triệu bọt trắng nổi lên rồi tan ra... Mỗi người trong chúng ta chỉ là một chấm bọt nhỏ bé, rơi xuống những con sóng thời gian đang cuốn cuộn đồ về một nơi chốn vô chừng. Chúng ta nhô lên, nhìn xung quanh và trước khi kịp hiều điều gì đang xảy ra thì tất cả đã biển mất. Con người thật nhỏ bé trong dòng sông thời gian. Những giọt nước mới cứ tiếp tục nổi lên bề mặt. Và cuộc đời của mỗi người chi là giấy phút ngắn ngủi của con sóng kia thôi. Nhưng cho dù nhỏ nhoi như thế, những khoảnh khắc ấy cũng đảng cho chúng ta sống hết mình, phải không em? (EH.Gombric, “ chuyện nhỏ trong thế giới lớn", Đoàn Xuân Mai dịch) Câu 1. Xác định nội dung của văn bản trên. Câu 2.Xác định phương thức biểu đạt chính và phép liên kết của văn bản. Câu 3. Chi ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: "Môi người trong chúng ta chỉ là một chẩm bọt nhỏ bé, rơi xuống những con sóng thời gian đang cuồn cuộn đô về một nơi chốn vô chừng. Câu 4.Viết một đoạn văn ( 7- 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp mà đoạn trich để cập tới.

1 đáp án
34 lượt xem

NỘI DUNG CHUẨN BỊ BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1 : Theo em, Việc đăng ký khai sinh cho mỗi người có ý nghĩa gì với họ? suy rộng ra, việc khai sinh với một dân tộc có ý nghĩa gì với con người, đất nước đó? 2: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh ra đời của bản “ Tuyên Ngôn độc lập”? 3: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, mục đích, đối tượng hướng đến và bố cục, mạch lập luận của văn bản 3.1: Hoàn cảnh đất nước ta trong cách mạng tháng Tám như thế nào? Những thế lực thù địch và cơ hội nào đang dã tâm nô dịch nước ta? 3.2: bản Tuyên ngôn độc lập hướng đến mụch đích gì ? 3.3: Văn bản hướng tới đối tượng nào? 3.3: Bố cục và mạch lập luận của bản “ Tuyên ngôn độc lập” ? Phần mở đầu : từ “ Hỡi đồng bào....không ai chối cãi được”. Tác giả đã đưa ra cơ sở gì cho bản tuyên ngôn? Vai trò của cơ sở này trong mạch lập luận. 4: Tìm hiểu phần nội dung của văn bản “ Tuyên ngôn độc lập”. 4.1: Bản tuyên ngôn đã nêu lên những tội ác nào của giặc đã gây nên trên đất nước ta? Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn? 5.1 Tác giả đã vạch trần tính chất xảo trá trong luận điệu của thực dân Pháp như thế nào? 5.2: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng rõ nét trong đoạn trích:

1 đáp án
125 lượt xem