Làm rõ nét kiêu hùng, lãng mạn của người lính Tây Tiến qua câu thơ " Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm "

1 câu trả lời

Người chiến sĩ Tây Tiến từ trường xưa phố cũ của đô thành hoa lệ ra đi đã mang theo cốt cách đa tình và phong độ hào hoa phong nhã vào chiến trận, cốt cách ấy lộ ra trong giấc mộng và giấc mơ:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
"Gửi mộng" là mong lập chiến công truy kích, đuổi giặc qua biên giới Việt - Lào. Nó dồn chứa bao khát vọng của người lính làm cho người lính Tây Tiến giống với trượng phu, tráng sĩ khi xưa. Hình ảnh ấy đậm chất văn chương sách vở hào hoa, sang trọng nhưng trong thời đại Hồ Chí Minh, người lính đã vượt xa tráng sĩ một thời khi họ cống hiến hết mình vì Tổ quốc. Hình ảnh "mắt trừng" là gợi đôi mắt tập trung cao độ, quyết liệt hướng về quân phù, khao khát giết giặc lập công. Chữ "trừng" là nhãn tự chứa sức mạnh nội lực của người lính. Mắt trừng là để mài sắc tinh thần cảnh giác, nêu cao tinh thần quyết tâm chiến đấu. Nếu giấc mộng là một chút lên cân thì giấc mơ là một nét mềm mại, tâm hồn chiến sĩ đã có mặt của "dáng kiều thơm" đài các, kiêu hùng, đa tình, lãng mạn. "Kiều thơm" nói về vẻ đẹp sắc nước hương trời của người thiếu nữ Hà thành, đây là nét vẽ hoàn thiện bức chân dung chiến sĩ. "Dáng kiều thơm" không phải là dáng nào cụ thể, cũng không chỉ bó hẹp trong tình yêu đôi lứa. Đã một thời những câu thơ của Quang Dũng bị phê phán thói tiểu tư sản của người viết ra nó nhưng khi có được độ lùi cần thiết, gạt bỏ những ấu trĩ cho nhận thức, người đọc phải thừa nhận đây là câu thơ hay nhất của của thơ ca kháng chiến. Người lính mang trong mình mộng lập chí lớn, nhưng cũng mang theo nỗi khắc khoải, nỗi thương nhớ riêng tư. Nhờ vẻ đẹp ấy của tâm hồn mà người lính có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua gian khổ chiến đấu và chiến thắng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm