• Lớp 10
  • GDCD
  • Mới nhất

Giups em vưới ạ e đag cần gấp Câu 23: Nếu đánh giá, nhận xét một con người mà ta chỉ că cứ vào những sai lầm, khuyết điểm của họ thì đó là sự đánh giá theo phương án nào dưới đây? A. Thế giới quan duy tâm. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Thế giới quan duy vật. D. Phương pháp luận biện chứng. Câu 24: Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua phương án nào dưới đây? A. các sự vật hiện tượng. B. Các dạng tồn tại cụ thể. C. Các sự vật hiện tượng cụ thể. D. vận động. Câu 25: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động hóa học. B. Vận động cơ học. C. Vận động xã hội. D. Vận động vật lý. Câu 26: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Cao và thấp. B. Đồng hóa và dị hóa. C. Dài và ngắn. D. Tròn và méo. Câu 27: Câu thơ: “Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” (Bình Ngô đại cáo) là hình thức vận động nào? A. Vận động sinh học. B. Vận động xã hội. C. Vận động hóa học. D. Vận động cơ học. Câu 28: Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là A. cái sau thay thế cái trước. B. cái không mới thay thế cái cũ. C. cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. D. cái có sau thay thế cái có trước. Câu 29: Đối với sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng, mâu thuẫn chính là A. nguồn gốc. B. khuynh hướng tất yếu. C. động cơ. D. nguyên nhân kìm hãm. Câu 30: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là gì?. A. Nhân sinh quan. B. Phương pháp. C. Phương pháp luận. D. Thế giới quan. Câu 31: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là ví dụ tiêu tiểu cho phương pháp luận nào dưới đây? A. Duy vật. B. Biện chứng. C. Siêu hình. D. Duy tâm Câu 32: Nếu xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, luôn vận động và phát triển không ngừng là phương pháp luận A. biện chứng. B. duy vật. C. siêu hình. D. duy tâm Câu 33: Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng A. tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. B. đối đầu với nhau. C. tương tác với nhau. D. xung đột, triệt tiêu nhau. Câu 34: Theo Triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. thống nhất với nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. C. triệt tiêu nhau. D. đấu tranh với nhau. Câu 35: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng A. liên hệ gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau B. cùng tồn tại trong một sự vật C. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. D. hợp lại thành một khối. Câu 36: Ma sát sinh ra nhiệt là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động xã hội. B. Vận động sinh học. C. Vận động cơ học. D. Vận động vật lý. Câu 37: Câu nói: «Không ai tắm hai lần trên một cùng dòng sông » (Hê-ra-clít) là ví dụ tiêu biểu cho phương án nào dưới đây? A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm Câu 38: Khẳng định: «Vật chất có trước, quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức » là quan điểm của thế giới quan nào dưới đây? A. duy vật. B. tôn giáo. C. duy tâm. D. thần thoại. Câu 39: Quan điểm: coi cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy (T. Hốp-xơ, 1588-1679) là ví dụ cho phương án nào dưới đây? A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 40: Đối với các sự vật hiện tượng, vận động được coi là A. khuynh hướng tất yếu. B. cách thức phát triển. C. hình thức phổ biến. D. phương thức tồn tại.

2 đáp án
22 lượt xem

Câu 4: So với kỹ thuật 2D, siêu âm thai 3D hiển nhiên sẽ cung cấp hình ảnh chân thực hơn, cho phép mẹ bầu quan sát trên màn hình thấy gương mặt, tay chân, cơ thể con yêu hiện ra qua nhiều góc độ. Siêu âm 3D là công cụ hữu ích để bác sĩ tìm kiếm các dị dạng, cấu trúc nghi ngờ bất thường bẩm sinh của thai. Đối với siêu âm thai 4D, ngoài hình ảnh 3 chiều, cha mẹ sẽ tình cờ thấy cử động của bé. Đoạn trích thể hiện nội dung nào dưới đây về sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Cái mới bị xóa bỏ hoàn toàn và cái cũ được duy trì. B. Cái mới ra đời thay thế cái cũ và hoàn thiện hơn. C. Cái mới ra đời khi mâu thuẫn được điều hòa. D. Cái mới ra đời một cách dễ dàng, đơn giản. Câu 5: Trong giờ học môn Toán, cô giáo trả bài kiểm tra một tiết và nhận xét bài làm của cả lớp. Cô phê bình bạn K không chú ý nghe giảng và không chép bài đầy đủ nên kết quả bài kiểm tra vẫn bị điểm kém. Cô khen bạn T có tinh thần học tập tiến bộ. Bài kiểm tra lần trước của bạn điểm dưới trung bình, lần này bạn chăm chỉ, phấn đấu và được sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô mà điểm môn Toán của bạn được 8. Bạn H nghe vậy liền nói với G: T lại chép bài của ai chứ tớ chẳng tin bạn ấy được điểm cao thế. Bạn G liền phản đối: Bạn nghĩ thế là không đúng, T rất chăm chỉ. Hôm trước có bài Toán mình không làm được, bạn ấy đã giảng cho tớ đấy. Việc làm của những ai dưới đây thể hiện sự phát triển? A. Cô giáo, bạn T và bạn H. B. Bạn K, bạn T và bạn G. C. Cô giáo, bạn G và bạn T. D. Bạn G, bạn H và bạn K. Câu 6: Anh M, N và S bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hết hạn tù trở về địa phương, anh M, N, S làm nhiều công việc khác nhau. Anh M về nhà thấy chán nản, tự ti với mọi người. Mặc dù được gia đình động viên tạo mọi điều kiện để anh làm kinh tế nhưng đều thất bại. Anh P thấy M vậy liền rủ anh cá độ bóng đá nhưng sau cả anh M và P đều bị nợ nần. Anh S về địa phương thuê đất ruộng trồng hoa, rau, cây ăn quả và ao làm trang trại chăn nuôi. Anh đã cung cấp thực phẩm với khối lượng lớn cho thị trường. Do vậy đã giàu lên nhanh chóng. Anh N làm công nhân tại công ty điện máy nên cuộc sống ngày càng khá giả. Cuộc sống của những ai dưới đây là vận động theo hướng thụt lùi? A. Anh S và anh P. B. Anh M và anh N. C. Anh S và anh N. D. Anh M và anh P.

1 đáp án
23 lượt xem

Câu 1: “ Sống thì ôm ấp khư khư, chết thì lại cứ bùa trừ bùa treo”. Nội dung câu tục ngữ này thể hiện A. thế giới quan duy tâm. B. duy vật siêu hình. C. thế giới quan duy vật. D. duy tâm biện chứng. Câu 2: Bốn bạn P, L, M, N cùng nộp đơn thi vào lớp 10 trường THPT Y. Bạn P học giỏi nên rất tự tin với lựa chọn của mình nhưng vẫn thường xuyên tích lũy kiến thức để thi tốt. Bạn M lo lắng vì năm ngoái trường lấy điểm cao chắc gì năm nay mình đỗ. Kết quả thi khảo sát lớp 9 mặc dù đã cố gắng học nhưng sao điểm vẫn trung bình. Bạn N thấy M nói vậy liền động viên: Bạn cứ thi đi lo gì. Tớ thấy nhiều bạn học tài thi phận, học bình thường mà thi vẫn đỗ đấy thôi. Điểm của tớ cũng gần giống điểm của bạn, nhưng tớ nghĩ cứ quyết tâm thi trời, phật sẽ phù hộ. Bạn L liền nói: Đúng đấy M, bạn cứ thi đi. Kiến thức chỉ một phần, còn lại nhờ vào quý nhân phù trợ. Những bạn nào dưới đây có thế giới quan duy vật? A. Bạn M và bạn N. B. Bạn P và bạn M. C. Bạn P và bạn L. D. Bạn N và bạn L. Câu 3: Trong giờ Giáo dục công dân cô giáo yêu cầu học sinh chỉ ra được luận điểm nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận động và phát triển của thế giới vật chất? 1. Sự vật không vận động nhưng vẫn có sự phát triển. 2. Các hình thức vận động có đặc điểm riêng và không bao hàm nhau. 3. Sự phát triển là sự thay đổi về số lượng của từng loại đang có. 4. Không có vận động thì sẽ không có sự phát triển nào cả. 5. Vận động có nhiều hướng nhưng phát triển theo hướng tiến lên. 6. Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau. A. (4,5,6) B. (1,2,3) C. (1,3,4) D. (2,5,6)

2 đáp án
22 lượt xem

Câu 36: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức. Câu 37: Trong cuộc họp công ty giám đốc là anh M lên tiếng phê bình anh T và chị H là nhân viên văn phòng với lý do đầu năm đã không làm tốt việc đi lễ chùa nên việc kinh doanh của công ty trong năm nay gặp nhiều khó khăn. Bức xúc vì mình bị phê bình, anh T phát biểu ý kiến cho rằng, nguyên nhân làm ăn kém hiệu qủa là do công tác quản lý yếu kém, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao hàng hóa cạnh tranh kém. Bị anh T lên tiếng phê bình, anh M cho rằng anh T cố tình làm giảm uy tín của mình nên đã ra quyết định sa thải anh. Ai là người vừa có quan điểm duy tâm vừa có nhận thức siêu hình khi xem xét sự vật? A. Anh T. B. Anh M và anh T C. Anh M. D. Chị H và anh T Câu 38: Với bản chất là một sinh viên chuyên ngành du lịch nên T luôn có khát vọng muốn được đi đây đi đó, nhưng bản thân là sinh viên nên tiền tiêu dùng còn hạn chế chứ ko thể có tiền đi du lịch. Để thỏa mãn ước mơ đi du lịch của mình, nên bạn T đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Nhờ đó mà chỉ sau một thời gian, T đã có thể thực hiện được khát vọng của mình. Xét về mặt triết học T đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn của bản thân? A. Khát vọng đi du lịch nhiều nơi. B. Khát vọng kiếm nhiều tiền. C. Đi du lịch thật nhiều. D. Quyết tâm học tiếng anh để kiếm tiền. Câu 39: Sau khi trúng tuyển vào ngành sư phạm GDCD, bạn H đã chăm chỉ học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức quyết tâm vượt qua các kỳ thi với kết quả cao nhất nhờ đó mà liên tục từ năm thứ 1 đến năm thứ tư bạn đều đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc và được cấp bằng cử nhân với loại giỏi, được tỉnh A đặc cách vào làm giáo viên trường chuyên của tỉnh. Xét về mặt triết học đâu là giới hạn về độ trong quá trình học tập của H? A. Chăm chỉ học tập và rèn luyện. B. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 C. Đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc. D. Quyết tâm vượt qua các kỳ thi. Câu 40: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra bí ẩn của con người…có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Đoạn trích trên đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng đề cập đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

1 đáp án
22 lượt xem