Trên con đường phát triển VN đã thu được những thành tựu và còn gặp khó khăn gì
2 câu trả lời
Từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đã đề ra nhiều chủ trương đổi mới từng phần. Tuy vậy, những nhược điểm của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc đó về căn bản chưa được khắc phục. Đất nước bị bao vây, cấm vận. Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, chúng ta lại phạm một số sai lầm mới nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạm pháp lên đến 774,7% vào năm 1986.
Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ. Nhưng tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng khó vượt qua: ba năm liền lạm pháp ở mức ba con số; đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa; hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp; hàng vạn giáo viên phải bỏ nghề; những vụ đổ vỡ quỹ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Những diễn biến quốc tế phức tạp tác động xấu đến tình hình nước ta.
Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Đầu năm 1988 có nạn đói lớn ở nhiều vùng và lạm phát còn ở mức 393,8%, nhưng từ năm 1989 trở đi nước ta đã bắt đấu xuất khẩu được mỗi năm 1-1,5triệu tấn gạo; lạm phát giảm dần, đến năm 1990 còn 67,4%. Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành. Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng vị bao vây, cô lập. Công tác xây dựng Đảng có tiến bộ. Lòng tin của nhân dân từng bước được khôi phục.
Tuy vậy, những kết quả đạt được còn hạn chế và chưa vững chắc, nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh. Đại hội VII của Đảng nhận định: Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nhưng nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị và Điều lệ Đảng (sửa đổi). Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Đại hội long trọng tuyên bố: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
Sau Đại hội VII, sự tan rã của Liên Xô đã tác động sâu sắc đến nước ta. Đông đảo cán bộ và nhân dân lo lắng, một số người dao động, hoài nghị về tiền đồ của chủ nghĩa xã hội. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận. Một số thế lực thu địch đẩy mạnh những hoạt động gây mất ổn định chính trị và bạo loạn lật đổ. Nước ta một lần nữa lại đứng trước nước thử thách hiểm nghèo.
Đảng ta và nhân dân ta kiên trì đường lối đổi mới, ra sức thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, vượt qua khó khăn, trở ngại, giành nhiều thắng lợi mới to lớn.
Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình này cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần dần được khẳng định và đưa tới thành công.
Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới, phát triển và chính sự phát triển đó sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần.
Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn.
chúc bn hk tốt nha